Trồng lúa Chủ động phòng trị bệnh cháy bìa lá lúa

Chủ động phòng trị bệnh cháy bìa lá lúa

Author Lê Hoàng Vũ, publish date Thursday. March 19th, 2020

Bệnh cháy bìa lá trên lúa (bạc lá) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra, là một trong những đối tượng dịch hại nghiêm trọng làm giảm năng suất lúa.

Bệnh cháy bìa lá lúa.

Hiện nay, thời tiết đang chuyển biến thất thường, ngày nắng, tối có sương mù dày đặc, là điều kiện cho dịch bệnh cháy bìa lá (bạc lá), đạo ôn phát tán nhanh trên lúa Đông Xuân 2019-2020, làm tăng nguy mất năng suất và chất lượng hạt lúa.

Bệnh cháy bìa lá trên lúa (bạc lá) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra, là một trong những đối tượng dịch hại nghiêm trọng, làm giảm khả năng quang hợp, hạt bị lem lép, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng lúa, đặc biệt bệnh gây hại nặng trong mùa vụ có mưa bão và gió lớn.

Triệu chứng: Bệnh cháy bìa lá phát sinh và gây hại nặng từ khi lúa bắt đầu làm đòng, trổ và đến thu hoạch. Biểu hiện vết bệnh ban đầu có màu vàng nhạt, thường xuất hiện ở mép hay chóp lá, sau đó vết bệnh kéo dài theo gân lá tạo thành các vết cháy khô dọc theo gân hay bìa lá.

Kế tiếp các vết bệnh sẽ lan dần ra khắp phiến lá làm cho cả lá bị cháy khô, khi bệnh nặng sẽ làm giảm khả năng quang hợp của lá, lúc lúa trổ sẽ thụ phấn kém, hạt bị lem lép nhiều, tỷ lệ hạt chắc trên bông giảm, bông lúa ngắn sẽ dẫn đến giảm năng suất.

Bệnh cháy bìa lá lây lan rất nhanh và lây lan qua nhiều con đường là do trong vết bệnh sẽ tiết ra vi khuẩn bên ngoài dưới dạng các giọt màu vàng nhạt, những giọt này có vô số vi khuẩn gây bệnh. Nếu thời tiết có nhiều sương mù vào buổi sáng sớm ta quan sát kỹ vào sẽ thấy những giọt dịch này ở gần rìa vết bệnh, khi giọt dịch này rơi xuống nước, vi khuẩn có thể sống trong nước được nhiều ngày và theo nước lây lan cho các bụi lúa lân cận.

Ngoài ra vi khuẩn sẽ lây lan từ các vết bệnh trên lá, vi khuẩn lan truyền qua vết thương cơ giới, chỗ lá lúa bị cọ sát, bị rách hoặc qua khí khổng trên lá, hay do người lội vào ruộng khi lá lúa ướt sương sẽ làm lây lan bệnh theo đường lội trong ruộng do vi khuẩn dính theo quần áo được trây lên lá lúa theo lối đi.

Chú ý bón đủ phân kali cho cây lúa cứng cáp, khi có triệu chứng bệnh phát triển thì ngưng ngay việc bón đạm và các loại phân qua lá, tiến hành tháo nước trên ruộng và phun thuốc Biomycin 40.5WP của Công ty TNHH TM Tân Thành ở giai đoạn trước trổ và sau trổ hoặc khi bệnh chớm xuất hiện để chặn đứng sự lây lan và khô nhanh vết bệnh. Sản phẩm Biomycin 40.5WP có thành phần Bronopol, làm oxi hóa nhóm  Mercapto của enzim vi khuẩn và ức chế men Dehidrogenaza làm tê liệt màng bào, phá vỡ cấu trúc màng tế bào vi khuẩn.

Để ngăn chặn sự phát triển của bệnh cháy bìa lá, điều cần làm trước tiên là bà con phải thăm đồng thường xuyên đặc biệt là từ giai đoạn lúa làm đòng đến trổ để theo dõi chặt chẽ tình hình phát triển của bệnh trên ruộng lúa,  nhằm có biện pháp xử lý kịp thời và hữu hiệu ngay khi bệnh mới chớm xuất hiện.

Cần kết hợp biện pháp kỹ thuật với biện pháp hóa học để mang lại hiệu quả tốt nhất, cụ thể khi gieo sạ nên sạ mật độ vừa phải, không sạ dày, bón phân cân đối giữa các loại phân đạm, lân và kali, không nên bón thừa đạm làm cây lúa yếu dễ nhiễm bệnh và đổ ngã.

Thuốc có tác dụng tiếp xúc và nội hấp cực mạnh, cho hiệu quả nhanh ở thời điểm 2 - 3 ngày sau khi phun, đồng thời có tác động ngăn chặn không cho vi khuẩn tấn công sang lúa chưa nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, cần lưu ý khi phun thuốc không phun vào buổi sáng sớm khi trời  còn sương, cần phải thao tác đúng kỹ thuật, sao cho tất cả các bộ phận của cây lúa từ lá, thân đến bẹ lá đều được tiếp xúc với thuốc thì mới đạt hiệu quả cao.


Related news

tiem-nang-lua-do Tiềm năng lúa đỏ tac-hai-cua-bo-xit-muoi-va-bien-phap-phong-tru Tác hại của bọ xít…