Tin nông nghiệp Chủ trang trại sẽ được vay đến 10 tỷ đồng

Chủ trang trại sẽ được vay đến 10 tỷ đồng

Author Thanh Xuân, publish date Wednesday. December 30th, 2015

Đây được coi là chính sách đầu tiên dành riêng cho khu vực kinh tế này phát triển. Theo đó, các chủ trang trại có thể được vay đến 10 tỷ đồng để phát triển sản xuất.

Nhiều quy định không hợp lý

Ông Nguyễn Văn Hạnh, ở xã Nghĩa Trung huyện Việt Yên (Bắc Giang) là một trong những chủ trang trại tổng hợp, chăn nuôi chia sẻ: Trang trại của tôi có hơn 5ha, gồm ao cá, chuồng trại chăn nuôi lợn dù đã được công nhận nhưng khi mang giấy chứng nhận làm tài sản thế chấp vay vốn cũng chỉ vay được vỏn vẹn hơn 100 triệu đồng.

“Cán bộ ngân hàng cho biết, định giá đất trang trại bằng khung giá đất của nông nghiệp theo quy định của UBND tỉnh, nên số tiền vay được không đáng bao nhiêu cho kế hoạch sản xuất của gia đình tôi”, ông Hạnh cho biết.

Cũng theo ông Hạnh, ngoài việc khó vay vốn, một trong những quy định rất “khó hiểu” là chỉ được xây nhà trông coi trang trại trên đất trang trại với diện tích 20m2 là không hợp lý.

Do trang trại xa khu dân cư, nên cần có diện tích đủ để chứa vật tư như phân bón, thức ăn chăn nuôi nhưng 20 m2 thì không đủ để chứa vật tư, chưa nói tới ít nhất phải kê được cái giường để ngủ trông coi trang trại.

Thậm chí, có nhiều người hiện còn ở ngoài trang trại sinh hoạt, thi thoảng mới về nhà nên quy định 20m2 là hoàn toàn không hợp lý.   

Ông Nguyễn Văn Toàn – chi Cục trưởng chi cục Phát triển nông thôn Bắc Giang cho biết, thực tế hiện nay các trang trại đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đúng là để tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng rất khó và có vay được thì nguồn vốn cũng không lớn.

Hiện toàn tỉnh Bắc Giang có 661 trang trại, trong đó 517 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận xong theo thống kê các chủ trang trại vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 

Là một địa phương có nhiều trang trại, ông Trần Trung Hiền – Giám đốc Sở NNTNT tỉnh Trà Vinh cũng thừa nhận, từ trước tới nay chưa có chính sách nào rành riêng cho việc hỗ trợ khuyến khích KTTT phát triển.

Trong khi đó, muốn sản xuất quy mô lớn theo hướng hàng hoá thì KTTT cũng được coi là một xu hướng để đẩy mạnh chủ trương sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

“Việc có một chính sách riêng đối với KTTT là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện nay”, ông Hiền nói.

Theo phân tích của Bộ NNPTNT, khó khăn lớn nhất hiện nay của các chủ trang trại không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng là do không có tài sản thế chấp.

Khi định giá tài sản, ngân hàng chỉ căn cứ trên giá trị đất chứ không tính giá trị đầu tư, hoặc định giá rất rẻ, vì sợ rủi ro.

Trong khi 1ha đất nông nghiệp giá cao lắm cũng chỉ vài chục triệu đồng, còn vốn đầu tư để sản xuất có khi lên đến vài tỉ đồng.

Để có cơ sở pháp lý giải quyết cho các chủ trang trại được hưởng các chính sách ưu đãi mà Nghị quyết số 03 đã quy định, Bộ NNPTNT và Tổng cục Thống kê đã có hướng dẫn tiêu chí để cấp giấy chứng nhận xác nhận là kinh tế tập thể, coi đây là một giấy “thông hành” cho chủ trang trại để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Tuy nhiên, dù đã có giấy chứng nhận nhưng hầu hết các ngân hàng đều không chấp nhận loại giấy tờ này làm tài sản thế chấp vay vốn hoặc chỉ định giá tài sản thế chấp rất thấp, băng với khung giá đất nông nghiệp theo quy định của UBND tỉnh đưa ra.

Chính sách đầu tiên cho trang trại

TS.

Lê Đức Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện nay chúng ta có hơn 9 triệu hộ nông nghiệp, trong đó có tới vài trăm nghìn hộ đạt quy mô sản xuất lớn.

Theo tiêu chí Thông tư 69 trước đây có 135.000- 150.000 hộ đạt tiêu chí trang trạng, còn theo tiêu chí mới hiện nay là Thông tư 27 của Bộ NNPTNT, có 29.500 hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất KTTT.  Tuy nhiên, từ trước tới nay, chúng ta có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp nhưng nếu xét về Chính sách riêng biệt thì tới nay chúng ta vẫn chưa có một chính sách nào hỗ trợ riêng KTTT.

Do đó, Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển KTTT được coi là chính sách đầu tiên hỗ trợ phát triển cho khu vực kinh tế này.

Với chính sách mới, chủ trang trại có thể được vay tối đa 10tỷ đồng.

“Không phải cứ sản xuất “to” là hỗ trợ, nhưng muốn các trang trại này tăng lên cần được hỗ trợ tốt hơn về năng lực, đặc biệt là đất đai”.

Tức là phải cấp giấy chứng nhận cho nó, nếu không cầm trong tay giấy chứng nhận của 10 ông khác, “ôm một đống sổ đỏ” nhưng không chứng minh được đất đó là của chủ trang trại thì không thế chấp, không vay được vốn ngân hàng thì không thể mở rộng sản xuất được”, TS.Thịnh nói.

Theo ông Thịnh, về mặt nguyên lý và tư tưởng, bản thân chính sách trang trại là chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh ở quy mô lớn.

Theo Ban soạn thảo Dự thảo quyết định, một khía cảnh thứ 2 là khoa học kỹ thuật, nếu muốn đầu tư công nghệ hiện đại, chỉ có quy mô lớn mới hỗ trợ được.

Tuy nhiên, các trang trại khi làm quy mô lớn, chỉ hỗ trợ tối đa là 10 triệu thì chẳng “bõ bèn” gì.

“Có người nói càng to, càng giàu càng được hỗ trợ hay sao?.

Nhưng chính sách hỗ trợ ở đây là hỗ trợ các công nghệ mới, xử lý môi trường…còn có ý nghĩa cho cả xã hội, cả cộng đồng”, TS.Lê Đức Thịnh bình luận.

Một quy định nữa là đối với các trang trại chỉ được làm tối đa nhà trông coi 20m2 ở trang trại thì hiện nay quy định này cũng không còn phù hợp.

Bởi đi kèm với trang trại là phải có nơi cất giữ vật tư như phân bón, thức ăn chăn nuôi…và nó cũng tách rời với khu dân cư nên người dân cũng thường phải ngủ ở đó để trông coi trang trại.

Do đó, quy không cho xây cao tầng trên đất trang trại, xây kiên cố là không nên những việc xây 20m hiện tại cũng không hợp lý cần được sửa đổi.

“Dự thảo đưa ra 6 nội dung các trang trại sẽ được hỗ trợ là đất đai, xử lý môi trường, xúc tiến thương mại; Hỗ trợ đổi mới, chuyển giao khoa học và công nghệ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các cây trồng có giá trị; Chính sách hỗ trợ trang trại trong các lĩnh vực khác… Dự kiến Quyết định này sẽ được ban hành trong năm 2015” (TS.Lê Đức Thịnh)

Hỗ trợ tối đa cho hạ tầng trang trại

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển KTTT có 3 chương, 14 điều với nhiều chính sách đột phá cho KTTT như: Ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết khu trang trại tập trung;

Hỗ trợ 100% kinh phí tuyên truyền vận động nhân dân dồn, đổi ruộng đất, kinh phí đo đạc đất đai và cấp sổ lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa; hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu trang trại tập trung bao gồm:

Hệ thống thuỷ lợi, hệ thống thu gom nước thải, nước sinh hoạt, hệ thống điện và đường giao thông đến khu trang trại tập trung.

Giao đất, cho thuê đất ổn định, lâu dài cho trang trại:

Chủ trang trại đang sử dụng đất ổn định nhưng chưa được giao hoặc đã nhận chuyển nhượng, được thừa kế, cho, tặng quyền sử dụng đất trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực, nếu trong hạn mức chuyển quyền sử dụng đất và không có tranh chấp thì được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Các trang trại xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất mới nhất do địa phương thực hiện, nếu đạt tiêu chí KTTT và không gây ô nhiễm hay các cản trở khác cho sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương thì vẫn được xem xét cấp giấy chứng nhận trang trại;

Các địa phương có diện tích đất dôi dư sau sắp xếp, quy hoạch, diện tích đất công ích chưa có nhu cầu sử dụng ưu tiên giao, cho thuê đối với các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu để phát triển KTTT.

Chủ trang trại mua, thuê đất để sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích vượt hạn mức sử dụng đất;

Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% lãi suất tiền vay của các tổ chức tín dụng để đầu dự án phát triển KTTT được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mức vay tối đa không quá 10 tỷ đồng, thời hạn vay tối đa là 36 tháng (3 năm).

Phi Long (ghi)


Related news

bon-phan-van-dien-cho-lua-vu-xuan Bón phân Văn Điển cho… thuong-lai-nuoc-ngoai-o-at-thu-mua-goc-cay-duong-xi Thương lái nước ngoài ồ…