Chữa bệnh lạ hại hoa cúc ở Hà Nội
Báo Nông Nghiệp Việt Nam số ra ngày 8/4/2008 đưa tin một "bệnh lạ" đang gây hại nặng cây hoa cúc trên diện rộng ở vùng trồng hoa truyền thống xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Theo mô tả của anh Nguyễn Xuân Thanh, một trong những hộ trồng nhiều hoa cúc ở thôn 2 thì: cây hoa cúc đang trong giai đoạn chuẩn bị cho thu hoạch, đột nhiên xuất hiện nhiều đốm trắng trên mặt lá làm cho lá bị biến dạng, phồng rộp lên. Tiếp theo, bệnh phát triển mạnh thì toàn bộ lá dần biến vàng, lá úa kéo theo hoa héo và cuối cùng dẫn đến chết cả cây. Bệnh phát triển rất nhanh, lây lan mạnh nhưng hiện người dân còn rất lúng túng vì chưa hiểu bệnh gì và phải phun thuốc gì cho có hiệu quả.
Nhằm giúp bà con nông dân Tây Tựu nói riêng, những người trồng hoa cúc nói chung có những thông tin cần thiết để phòng trị loại bệnh này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Đặng Văn Đông, Trưởng Bộ môn Hoa, Cây cảnh thuộc Viện Nghiên cứu Rau quả, một trong những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất các giống hoa mới cho nhiều địa phương. Theo TS. Đông, những triệu chứng như mô tả trên là đặc điểm chính của bệnh gỉ sắt gây hại trên cây hoa cúc, đặc biệt là giống hoa cúc trắng.
Bệnh do nấm Puccinia chrysanthemi gây ra. Mặt trên lá xuất hiện những chấm nhỏ, nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt (nên gọi là bệnh gỉ sắt), về sau các vết này có màu vàng nâu, hơi đỏ, bệnh hại mặt dưới lá, chồi non, cuống lá đôi khi hại cả thân cây làm cho thân teo tóp lại. Nếu không chữa kịp thời bệnh lan rộng cả mặt lá làm cho cháy lá, lá vàng rụng sớm. Bào tử nấm lan truyền trong không khí, trên tàn dư cây bệnh còn sót lại, gặp điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ thích hợp (18-210C) bệnh phát triển mạnh, lây lan nhanh. Bệnh gỉ sắt thường phát sinh, phát triển phổ biến ở những nơi có thời tiết lạnh kéo dài có nền nhiệt độ thấp ở các vùng trồng hoa truyền thống như Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)… Với các địa phương trồng hoa vùng đồng bằng sông Hồng có nền nhiệt độ trung bình cao nên ít khi xuất hiện bệnh này (chỉ thỉnh thoảng xuất hiện ở vụ đông) nên nhiều người không biết cho là bệnh lạ.
Để có thể phòng và trừ bệnh gỉ sắt một cách hữu hiệu, theo "đơn kê" của TS. Đặng Văn Đông bà con cần chú ý một số điểm sau đây:
- Vệ sinh ruộng sạch sẽ, thu gom tàn dư lá, cây bị bệnh tập trung đem đốt để diệt hết mầm bệnh và tránh lây lan.
- Trồng đúng mật độ, ngắt bớt là già ở gốc để tạo độ thông thoáng, bón đủ và cân đối lượng phân, hạn chế bón nhiều đạm để tăng cường sức đề kháng của cây, giúp cho cây cứng, khỏe mạnh. Không tưới quá nhiều làm độ ẩm tăng cao giúp cho bệnh phát triển nhanh.
- Phun các loại thuốc sau đây để phòng trừ: Bavistin (15-20ml/bình 10 lít); Zineb BTN (25-30g/bình 10 lít; Topsin M 70NP (5-10g/bình 8 lít).
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao