Chuyện bình thường hay mối lo lớn
Theo Bộ NN&PTNT, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp trong 9 tháng đầu năm đạt 2,08% và dự kiến hết năm 2015 sẽ đạt 2,21%.
Đây là mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, bởi bình quân tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011-2015 là 3,12%.
Riêng năm 2014, ngành nông nghiệp đã đạt thắng lợi kép, được mùa, được giá nên có mức tăng trưởng cao (3,46%), vì thế năm 2015 khó có thể tăng cao hơn nữa trong bối cảnh khó khăn.
Xuất khẩu suy giảm
Một trong những chỉ tiêu ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng toàn ngành là tình trạng xuất khẩu nông - lâm - thủy sản liên tục suy giảm.
Giá trị xuất khẩu tháng 10 ước đạt 2,55 tỷ USD, tăng 400 triệu USD so với tháng 9 năm 2015, giảm 190 triệu USD so với cùng kỳ năm 2014.
Lũy kế 10 tháng so với cùng kỳ năm 2014, một số mặt hàng tăng cả về lượng và giá trị xuất khẩu.
Tuy nhiên, một số mặt hàng giảm sâu cả về lượng và giá trị, như cà phê (-29,6%, -31,4%), gạo (4,6%, -11,4%), chè (9,1%, -8,4%). Tổng 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt khoảng 11,51 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2014.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 10 tháng đạt gần 24,61 tỷ USD giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thặng dư thương mại toàn ngành đạt gần 5,44 tỷ USD giảm 31,6% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu nông sản và vật tư nông nghiệp trong 10 tháng ước đạt 19,17 tỷ USD tăng 7,1%.
Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 14,43 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ.
Cụ thể, về xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết trong quý III/2015, hoạt động xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp vẫn chưa có tín hiệu phục hồi và thậm chí giảm tới 16,5% so với cùng kỳ.
Mười tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản cả nước chỉ đạt 5,45 tỷ USD.
Trong đó, tôm là mặt hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm 27-30% từ đầu năm đến nay, chỉ đạt 2,4 tỷ USD.
Các mặt hàng khác như cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc cũng giảm từ 11-30% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như Mỹ mất gần 27%, Liên minh châu Âu (EU) giảm 19% và Nhật Bản 15%.
Với mặt hàng gạo, theo số liệu của Bộ NN&PTNT, khối lượng gạo xuất khẩu 10 tháng đầu năm đạt 5,32 triệu tấn với kim ngạch 2,26 tỷ USD, giảm 4,6% về khối lượng và giảm 11,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoạt động xuất khẩu gạo chỉ thật sự khởi sắc gần đây khi Việt Nam trúng thầu các hợp đồng cung cấp gạo cho thị trường Philippines và Indonesia.
Theo Bộ Công Thương, trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 134,6 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nhóm hàng nông - lâm - thủy sản xuất khẩu tiếp tục giảm mạnh 9,7% so với cùng kỳ, chỉ đạt 16,9 tỷ USD.
Giá bán nhiều mặt hàng giảm làm kim ngạch xuất khẩu toàn ngành mất tới 1,82 tỷ USD.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) cho biết, đó là do thời tiết năm 2015 diễn biến phức tạp trên cả nước đã tác động xấu đến sản xuất và đời sống của người dân, khiến cho trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đều bất lợi, sản lượng giảm sút, ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu.
Bà Hồng lý giải rằng, năm nay có sự phá giá đồng tiền mạnh mẽ so với đồng USD tại các thị trường xuất khẩu.
Còn tỷ giá giữa VND và USD, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh, nhưng cũng không thể theo kịp.
Điều này khiến nông - lâm - thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn, kém sức cạnh tranh.
Ngoài ra, xuất hiện thêm một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, như giữa gạo Việt Nam với gạo Thái Lan, Myanmar, Campuchia gay gắt hơn so với 2-3 năm về trước.
Bà Hồng cho rằng xuất khẩu và tăng trưởng sản xuất không thể cứ phát triển theo đường tuyến tính, tăng liên tục được mà mỗi năm có sự biến động theo chuỗi khác nhau.
Năm 2014, sản lượng tăng, thị trường tăng và giá tăng nên kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến, nhưng đòi hỏi năm 2015 tiếp tục tăng đột biến so với năm 2014 thì rất khó.
Năm 2014, sản lượng tăng, thị trường tăng và giá tăng nên kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến, nhưng đòi hỏi năm 2015 tiếp tục tăng đột biến so với năm 2014 thì rất khó.
Chất lượng hàng xuất khẩu?
Về nỗi lo hàng thủy sản xuất khẩu bị trả về có phải là do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay cung cầu đã bão hòa, đại diện Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT, cho rằng: “Hiện tại chưa có một quốc gia nào hạn chế nhập khẩu thủy sản của nước ta, chúng ta vẫn xuất khẩu thủy sản sang gần 120 nước trên thế giới.
Do vậy vấn đề quan trọng thời gian tới là tiếp cận với thị trường mới và đáp ứng được yêu cầu của từng thị trường”.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng như tỷ giá, nhu cầu thị trường, thời tiết… thì một thực tế cần phải thừa nhận là số lượng các lô hàng xuất khẩu bị trả về của sản phẩm nông nghiệp thời gian qua đang gia tăng.
Theo đánh giá, Việt Nam là nước có nhiều lô hàng xuất khẩu thủy sản bị cảnh báo nhiễm kháng sinh, chứa mầm bệnh và buộc trả về nước tại hầu hết các thị trường.
Trong 9 tháng qua, Việt Nam có 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty xuất khẩu bị 38 nước nhập khẩu trả về.
Trung bình mỗi doanh nghiệp có 5 lô hàng không đảm bảo chất lượng bị trả về, cá biệt, có một doanh nghiệp xuất khẩu bị trả về đến 70 lô hàng.
Do vậy mà nhiều nước đã dọa ngưng nhập thủy sản Việt Nam.
Như EU cảnh báo 27 lô hàng thủy sản Việt Nam nhiễm kháng sinh và đã có văn bản nêu rõ nếu không cải thiện sẽ áp dụng biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông - lâm - thủy sản (Nafiquad), Bộ NN&PTNT, cho rằng tình trạng này đã diễn ra trong nhiều năm qua, phía cơ quan chức năng và doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp để khắc phục nhưng trên thực tế, kết quả vẫn còn rất hạn chế.
Công tác kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu mặc dù đã có chuyển biến nhưng chưa được rõ nét. “Các thị trường cảnh báo rằng nếu chúng ta không có biện pháp quyết liệt để giảm thiểu tình trạng sử dụng kháng sinh thì có thể dẫn đến hậu quả các thị trường nhập khẩu áp dụng chế độ kiểm soát tăng cường.
Như vậy, một khi các thị trường đã cảnh báo, áp dụng biện pháp tăng cường, và càng kiểm tra độ rủi ro càng cao”, ông Tiệp cảnh báo.
Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Để có thủy sản sạch thì chính doanh nghiệp phải kiểm tra được nguồn nguyên liệu, xây dựng liên kết vùng nuôi.
Bộ sẽ có chính sách hỗ trợ phát triển những mô hình sản xuất sạch của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Bộ đề nghị Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản và các địa phương, doanh nghiệp lập danh mục những doanh nghiệp bị cảnh báo ở thị trường nước ngoài, từ đó phân loại và tăng tần suất kiểm tra đối với doanh nghiệp có nhiều lô hàng bị cảnh báo, trả về. Gs. Ts. Võ Tòng Xuân - Chuyên gia nông nghiệp Hiện, cả nước có tới hơn 200 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo có quy mô trung bình và lớn, nhưng việc sử dụng thương hiệu trên thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, hầu như chưa được áp dụng, do vậy sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu đang khá yếu.
Sự hụt hơi, giảm sút kim ngạch xuất khẩu gạo gần đây là một minh chứng.
Ông Trần Duy Khanh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam Cơ chế chính sách cũng đang là rào cản lớn với doanh nghiệp.
Chúng ta vẫn nói cần “cởi trói”, thật ra chẳng ai trói chúng ta mà chính chúng ta đang tự trói mình.
Vừa rồi, 14 loại phí cho con gà được cởi bỏ nhưng thực tế con gà, con lợn vẫn phải chịu.
Rõ ràng, những vấn đề này đã không được giải quyết thông suốt, rốt ráo ngay từ đầu và khi ngoại cảnh khó khăn ập đến, đương nhiên sẽ dẫn tới những hệ lụy xấu cho ngành xuất khẩu chủ lực này.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao