Mô hình kinh tế Chuyển đổi thành công đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản

Chuyển đổi thành công đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản

Publish date Thursday. September 10th, 2015

Đến thăm vùng chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi cá diêu hồng của xã Hải Châu, chúng tôi thấy đời sống của người dân nơi đây đang được nâng lên từng ngày. Ban đầu, có 10 hộ chuyển đổi từ cấy lúa sang thả cá diêu hồng, là đối tượng dễ nuôi, ít nhiễm bệnh, lớn nhanh, đẹp mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên thị trường tiêu thụ thuận lợi...

Khi mới bắt tay vào nuôi thả, các hộ dân được Phòng NN và PTNT huyện tập huấn các kỹ thuật chăm sóc nên ngay năm đầu tiên thu hoạch đã cho hiệu quả cao hơn 3 - 4 lần so với cấy lúa. Đến nay, xã Hải Châu đã c

huyển đổi gần 100ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi thả cá diêu hồng. Nhiều hộ nuôi cá kết hợp trồng cây đinh lăng, trồng màu, tăng giá trị sản xuất trên 1ha đạt tới 500 triệu đồng. Tại xã Hải Chính, sau dồn điền đổi thửa, xã đã quy hoạch và chuyển đổi hơn 30ha diện tích sản xuất muối kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Xã vận động các hộ dân xây dựng các ao đầm bảo đảm kỹ thuật theo hướng công nghiệp hiện đại, khoanh vùng xử lý môi trường

. Tổ chức các buổi tham quan các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng năng suất cao; tập trung tuyên truyền cho các hộ nông dân tham gia chuyển đổi thấy rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, thời vụ, phòng trừ dịch bệnh thủy sản. Do vậy những năm qua, năng suất tôm bình quân của xã đạt 10 tấn/ha/năm, bình quân mỗi ha nuôi tôm đạt giá trị gần 1 tỷ đồng/năm, lãi 400 - 500 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, xóm Tây Sơn, cho biết: Dù thời tiết thuận lợi thì thu nhập từ nghề làm muối luôn thấp hơn các nghề khác. Bình quân mỗi lao động chỉ làm được 2 sào muối, mỗi sào muối 1 tháng làm liên tục thu được 2 triệu đồng, trừ chi phí chỉ còn trên dưới 1 triệu đồng/sào.

Khi thực hiện chủ trương chuyển đổi, nông dân chúng tôi rất phấn khởi vì hiệu quả sản xuất từ nuôi tôm thẻ chân trắng cao gấp hàng chục lần so với làm muối.

Thực hiện đề án “Chuyển đổi diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang NTTS”, huyện Hải Hậu đã thành lập Ban chỉ đạo và có 35/35 xã, thị trấn tham gia. Các xã, thị trấn đều lập quy hoạch tạo vùng chuyển đổi tập trung; bảo đảm diện tích một vùng chuyển đổi tối thiểu là 5ha.

Huyện chỉ đạo quy hoạch hệ thống thủy lợi, ao nuôi; có chính sách khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản và xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ chuyển đổi.

Đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được 914ha diện tích cấy lúa, sản xuất muối kém hiệu quả sang NTTS, đưa tổng diện tích NTTS của huyện đạt 2.300ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt 1.820ha, diện tích nuôi mặn lợ 480ha.

Tổng sản lượng NTTS của huyện hằng năm ước đạt trên 8.000 tấn. Cùng với việc xây dựng NTM, các xã Hải Nam, Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều… tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống đường giao thông nội đồng, kênh mương, đường điện… cho các vùng chuyển đổi diện tích sang NTTS theo quy hoạch để phục vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.

Tại vùng nuôi thủy sản nước ngọt, huyện đã tăng cường công tác tập huấn, dạy nghề nên nông dân đã từng bước chuyển từ nuôi quảng canh ít cho ăn sang nuôi quảng canh cải tiến, kết hợp bổ sung thức ăn công nghiệp. Do vậy, các vùng chuyển đổi sang nuôi thủy sản nước ngọt dần đi vào ổn định và nâng cao được năng suất, sản lượng, giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác.

Nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như cá diêu hồng, cá lóc bông, trắm đen… đạt 500 - 600 triệu đồng/ha. Diện tích nuôi cá diêu hồng toàn huyện đến nay được mở rộng trên 130ha, tập trung chủ yếu ở các vùng chuyển đổi của xã Hải Châu, Hải An, Thị trấn Cồn… Diện tích cá lóc bông khoảng 15ha tập trung ở các vùng chuyển đổi của xã Hải Hòa, Hải Xuân và Thị trấn Thịnh Long.

Nhiều hộ gia đình đã xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại các vùng chuyển đổi sang nuôi thủy sản nước mặn lợ, các hộ đã tích cực đưa những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua xanh, cá song… vào nuôi.

Nhiều hộ chuyển sang nuôi thâm canh, tập trung đầu tư kỹ thuật, sử dụng các chế phẩm sinh học thay cho dùng hóa chất đã mở ra phương pháp nuôi bền vững.

Con tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng nuôi chủ lực của huyện do có nhiều ưu điểm như thời gian nuôi đến khi xuất bán ngắn, hiệu quả cao, dễ tiêu thụ, dễ nuôi trong các khu vực sinh thái khác nhau… nên diện tích nuôi mở rộng qua từng năm. Đến nay, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện đạt trên 200ha, tập trung ở các xã ven biển; giá trị sản xuất đạt trên dưới 1 tỷ đồng/ha/năm.

Ngoài tôm thẻ chân trắng, tại các xã Hải Triều, Hải Hòa các đối tượng nuôi như: tôm sú, cua xanh, cá song, cá mú… được các hộ nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, vốn đầu tư thấp, cũng cho hiệu quả khá.

Đến nay, hầu hết tại các vùng chuyển đổi sang NTTS đều đã thành lập các tổ hợp tác, CLB ngành nghề để các hộ nông dân cùng nhau trao đổi tiến bộ KHKT, quản lý môi trường nuôi trồng và thống nhất thả cùng một loại giống nhằm tạo ra các vùng nuôi chuyên canh tập trung bảo đảm an toàn môi trường, hiệu quả nuôi bền vững…

Nhiều CLB, tổ hợp tác hoạt động đạt hiệu quả cao đã thu hút nhiều hộ nuôi tham gia như: các CLB NTTS ở các xã Hải Châu, Hải Chính, Hải Đông; CLB nuôi ếch Hội Nông dân xã Hải Ninh; CLB nuôi tôm xã Hải Lý…

Đồng chí Vũ Văn Triển, Trưởng Phòng NN và PTNT huyện Hải Hậu cho biết: Để tiếp tục phát huy thế mạnh của các vùng chuyển đổi, phát triển NTTS theo hướng hàng hóa, trong thời gian tới, huyện tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình thủy lợi, công trình điện, cống tưới tiêu, đường giao thông... Tích cực huy động các nguồn vốn, các thành phần kinh tế tham gia chuyển dịch cơ cấu sản xuất tạo ra bước phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong NTTS./.


Related news

bap-benh-trong-lua-tren-dat-nuoi-tom Bấp bênh trồng lúa trên… som-xac-dinh-nguyen-nhan-khien-cho-ca-nuoi-long-be-bi-chet-hang-loat-tren-song-cha-va Sớm xác định nguyên nhân…