Tôm thẻ chân trắng Chuyển mùa và những tác động đến nuôi thủy sản

Chuyển mùa và những tác động đến nuôi thủy sản

Publish date Friday. July 3rd, 2015

Đối với cá nuôi, quá trình sinh sản, quá trình tăng trưởng lớn lên, quá trình dinh dưỡng ăn mồi, quá trình trao đổi chất, vận động…tất cả đều giảm mạnh, gián đoạn, hoặc ngừng trệ. Riêng môi trường ao nuôi, không còn giữ được tính ổn định, bền vững. Các thông số môi trường luôn biến động, chênh lệch lớn trong ngày, giữa sáng, chiều, tối. Khi nhiệt độ nước ao nuôi thủy sản xuống thấp, cường độ trao đổi chất của cá giảm.

Thời điểm nhiệt độ xuống thấp, khả năng hấp thu oxy trong không khí, vào trong tầng nước ao nuôi sẽ kém hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ mồi của cá tôm theo chiều hướng giảm. Vai trò quang hợp của tảo mất dần tác dụng, do không đủ nhiệt độ, ánh sáng, dưỡng chất. Độ pH giảm mạnh, do tảo mất dần chức năng quang hợp.

Tính từ thời điểm này, ao nuôi thủy sản có xu hướng chuyển dần về môi trường acid. Tảo tàn dần, lắng xuống đáy hồ nuôi, gây phân hủy hữu cơ, sinh nhiều khí độc cho ao nuôi như NH3 (Amoniac), H2S (Sulfuahydro), NO2 (Nitric)…Cá, tôm dịch chuyển vùng sinh sống phân bố đều theo chiều cao cột nước, sang sống tập trung cục bộ nơi tầng giữa và tầng đáy ao với số lượng lớn. Hoạt động của cá tôm lúc này, chủ yếu tập trung đối phó những diễn biến bất lợi trên. Thường sau khi giai đoạn chuyển mùa kết thúc, cá tôm rất gầy yếu, kém ăn, phân đàn, hao hụt lớn, dễ bệnh tật, chai còi, chậm lớn.

Năng suất và sản lượng canh tác thấp, không có hiệu qủa kinh tế. Khi thời tiết chuyển tiếp từ mùa thu sang đông, bà con nuôi trồng thủy sản cần chủ động nâng thêm mức nước ao nuôi lên và duy trì ở mức trên 2m. Trên mặt nước ao nuôi, thả bèo lục bình chiếm 2/3 mặt nước. Đối với thức ăn cho vật nuôi thủy sản, nếu trong quá trình nuôi có sử dụng thức ăn chế biến, trong thời gian chuyển mùa, cần chuyển sang thức ăn công nghiệp dạng viên 100%. Thức ăn chế biến dùng trong giai đoạn này không phù hợp, vì khi cho cá ăn, do thời tiết, môi trường thay đổi, cá chưa sử dụng ngay, thức ăn mau tan vào nước, làm ô nhiễm môi trường nuôi.

Nên áp dụng phương thức cho cá ăn nhiều lần, nhưng lượng ít. Hạn chế thay nước, mỗi lần thay nước không quá 30%. Chủ động dùng chế phẩm sinh học có nguồn gốc vi sinh vật hữu ích, định kỳ bón xuống ao nuôi, thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ, hấp thu các khí độc, hạn chế những tác nhân bất lợi xuất phát từ đáy ao nuôi. Trong năm, khi thời tiết chuyển tiếp từ mùa thu sang đông, là thời điểm nuôi trồng thủy sản gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Nếu không chủ động phòng chống, sẽ gặp thường xuyên những ảnh hưởng xấu, mô hình nuôi thủy sản thất thu.

Tags: nuoi trong thuy san, chuyen mua, ky thuat nuoi ca, ky thuat nuoi tom


Related news

doi-pho-voi-hoi-chung-tom-chet-som Đối phó với Hội chứng… nuoi-ca-ro-phi-dong-gift Nuôi cá ro phi dòng…