Có Nên Phá Bỏ Cây Cau?
Việc thương lái không còn mua cau tươi (chỉ mua trái chín rụng) kéo theo các cơ sở chế biến cau khô đóng cửa khiến loại cây này mất đi nhiều giá trị. Loại cây “một thời vang bóng” này đang bị nông dân một số nơi ở Tiên Phước chặt bỏ.
Vào mùa này của khoảng 4 - 5 năm trước, trên tỉnh lộ ĐT 615, qua địa phận huyện Tiên Phước, cảnh mua bán chuyên chở cau tươi hối hả ngược xuôi. Đây là thời điểm mà gần như vườn nhà nào ở các xã Tiên Cẩm, Tiên Lãnh (Tiên Phước) đều trồng cau.
Nghị quyết của địa phương về phát triển kinh tế vườn, trong đó tập trung vào cây cau cũng đã từng được đề cập. Từ chỗ chỉ có vài trăm héc ta thì nay diện tích đã tăng hơn gấp ba lần. Riêng tại 2 xã Tiên Lãnh và Tiên Ngọc có gần 300ha đất vườn trồng cau.
Nhiều người trồng cau ở thôn 10 (xã Tiên Lãnh) cho biết, trước năm 2010, mỗi ký cau tươi có giá hơn 10 nghìn đồng đã đem về nguồn thu nhập cao cho những chủ vườn.
Nhiều người đã chấp nhận chặt bỏ cây trồng khác đua nhau trồng cau. Bây giờ trái cau tươi không ai ngó ngàng, chỉ mua trái chín rụng xuống đất khiến nhiều gia đình bị thiệt hại không nhỏ. Vườn nhà ông Trần Dũng (thôn 10) có gần 1 mẫu đất trồng cau vừa xen canh một số cây khác.
Trước đây, vào mùa này “ngồi chơi xơi nước” ông Dũng cũng thu được ít nhất vài chục triệu đồng khi các thương lái tự hái và mua cau của ông. Năm nay, ông nhờ cháu con trèo bẻ cau đem xuống chợ bán cũng chỉ được dưới 2 nghìn đồng/kg. Còn thương lái gần như không đến vườn hỏi mua.
Theo ông Dũng, giá cau bèo bọt không đủ trả tiền thuê người lao động trèo hái, nhưng nguyên tắc là phải hái để mùa sau cau mới ra trái. Trên địa bàn, nhiều gia đình không còn kiên nhẫn chờ đợi giá cau tăng trở lại nên đã chặt bỏ, thay thế một số cây ăn quả khác như thanh trà, chuối…
Ông Võ Hồng Nhiệm - Chủ tịch UBND xã Tiên Lãnh cho biết, tình hình nắng nóng cục bộ kéo dài, cộng với việc thương lái không chịu mua cau tươi hoặc mua với giá rẻ nên người trồng cau lâm vào cảnh khó khăn hơn bao giờ hết. “Vườn nhà nào trên địa bàn xã cũng đều trồng cau.
Thiệt hại lớn nhất về cây cau năm nay ước khoảng 8 tỷ đồng. Đáng lo là rải rác một số nơi người dân chặt cau vì không chịu nổi với nắng hạn liên tục và không bán được” - ông Nhiệm nói.
Thị trường cung – cầu cau tươi im ắng suốt thời gian dài, ngoài ảnh hưởng trực tiếp cho người trồng cau còn gây thiệt hại cho địa phương trong giải quyết việc làm từ loại hình dịch vụ chế biến.
Các lò cau hiện đã ngừng hoạt động. Theo tìm hiểu của chúng tôi, thị trường xuất khẩu cau sau khi đã qua sơ chế chủ yếu sang Trung Quốc, nhưng thời gian qua thị trường này không còn tiêu thụ như trước. Trước năm 2010, bình quân mỗi năm, nông dân của huyện Tiên Phước thu về hàng chục tỷ đồng.
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước - Đinh Thương xác nhận: “Bắt đầu xuất hiện tình trạng người dân chặt bỏ cau. Ngành nông nghiệp của huyện đã lường trước hệ lụy này nên chỉ đạo không khuyến khích bỏ cau trồng cây khác thay thế.
Tuy vậy, tùy thực tiễn của mỗi nơi, phải cân nhắc cẩn thận, bởi rủi ro bao giờ người nông dân cũng chịu hết”. Trong khi đó, theo Sở NN&PTNT, dù cau rớt giá nhưng không vì thế mà nông dân đồng loạt chặt bỏ. Thực tế, sản phẩm cau sơ chế phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng ở trong nước có thời điểm vẫn cần nguồn nguyên liệu này.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao