Tôm thẻ chân trắng Công nghệ phục vụ nuôi cá rô phi xuất khẩu

Công nghệ phục vụ nuôi cá rô phi xuất khẩu

Publish date Monday. March 23rd, 2015

Thị trường cá rô phi trên thế giới tăng nhanh trong 2 thập kỉ qua, đặc biệt ở thị trường Mỹ. Thị trường nhập khẩu cá rô phi trên thế giới năm 1992 mới đạt 2.500 tấn, đến năm 1999 đã là 100.000 tấn. Trong vòng 5 năm qua, nhu cầu nhập khẩu cá rô phi tăng 38%/năm. Ðứng đầu các nước nhập khẩu cá rô phi là Mỹ, tiếp sau là Nhật, một số nước châu Âu. Năm 1992, Mỹ nhập 3.400 tấn, năm 2000 nhập 40.000 tấn. Năm 2001, ước tính nhập 70.000 75.000 tấn, trị giá 106 108 triệu USD.

Trong khi giá một số hàng thủy sản luôn có nhiều biến động thì hầu hết các sản phẩm từ cá rô phi có giá khá ổn định trong vòng 5 năm qua. Giá bán thay đổi ít tạo môi trường kinh doanh tương đối ổn định cho người nuôi cá và hệ thống phân phối tiêu thụ. Cá rô phi với ưu thế: ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, cá có màu thịt trắng có khả năng thay thế cho một số loại cá biển, cá dễ chế biến theo nhiều loại sản phẩm khác nhau nên được đa số người tiêu dùng chấp nhận. Thị trường cá rô phi trên thế giới hiện tại chưa thật lớn, nhưng theo nhiều dự báo, sẽ có nhu cầu cao và mở rộng với tốc độ nhanh.

Chủ trương phát triển nuôi cá rô phi ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, góp phần tăng nhanh sản lượng cá nuôi, tăng tỷ trọng sản phẩm thủy sản xuất khẩu được nuôi từ nước ngọt. Nuôi cá rô phi góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng tốt hơn các vùng nước ngọt hiện có. Nuôi cá rô phi trong nước lợ giúp giảm rủi ro trong nuôi trồng thủy sản, là biện pháp cải tạo môi trường ao nuôi, đặc biệt những vùng nuôi đang bị suy thoái môi trường.

Nước ta có lợi thế về diện tích mặt nước ngọt và lợ (120.000ha ao hồ nhỏ, 340.000ha hồ chứa nước, 580.000ha ruộng trũng, nhiều hệ thống sông ngòi, nhiều vùng nước ven biển với độ mặn thấp) là những vùng nước có thể nuôi cá rô phi, có khả năng mở rộng diện tích, sản xuất với sản lượng lớn. Tuy nhiên, các ao hồ rất phân tán, xa các cơ sở chế biến, gây khó khăn cho tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phần lớn các ruộng trũng đang cấy lúa cần phải qui hoạch, cải tạo lại mới đáp ứng yêu cầu kĩ thuật nuôi cá.

Cá rô phi xuất khẩu cần kích cỡ lớn khi thu hoạch (600 1.000g/con), do đó giống nuôi phải là cá đơn tính có chất lượng, đó là giống cá có tỉ lệ đực > 95% được sản xuất từ phẩm giống có chất lượng cao. Thông qua nhập nội và tiến hành chọn giống nâng cao chất lượng di truyền hiện chúng ta đã có một số giống cá rô phi có chất lượng, như cá rô phi dòng GIFT, cá rô phi vằn dòng Thái Lan, và cá rô phi hồng Ðài Loan. Cá rô phi GIFT chọn giống có tốc độ sinh trưởng cao hơn cá GIFT nhập nội 17%, đã được cung cấp cho 25 tỉnh/thành trên cả nước để nuôi thành cá bố mẹ thay thế các đàn cá rô phi bố mẹ có chất lượng thấp.

Chúng ta đã làm chủ công nghệ chuyển giới tính cá rô phi, có thể chủ động sản xuất hàng loạt cá đơn tính với tỉ lệ cá đực 95 100%. Công nghệ chuyển giới tính sản xuất cá rô phi toàn đực cũng đã được chuyển giao tới một số cơ sở sản xuất cá giống ở một vài tỉnh. Tuy nhiên người nuôi cá hiện đang phải dùng cá giống có chất lượng khác nhau, đa phần giống chất lượng thấp (cá gọi là đơn tính nhưng tỉ lệ đực thấp, < 95%, được sản xuất từ các phẩm giống lai tạp).

Mạng lưới sản xuất cá rô phi giống có chất lượng còn ở giai đoạn sơ khai, hầu hết các địa phương chưa có đàn cá rô phi bố mẹ có chất lượng, đạt về kích cỡ, đủ về số lượng. Công suất sản xuất cá đơn tính ở các cơ sở hiện có là rất nhỏ (từ vài vạn đến 3 triệu con/năm) và thiếu ổn định về chất lượng. Do vậy năng lực sản xuất giống hiện có chưa thể đáp ứng nhu cầu giống có chất lượng khi phát triển nhanh việc nuôi cá rô phi xuất khẩu.

Sản phẩm cá rô phi nuôi từ cá giống chuyển giới tính sử dụng hoocmôn hiện đang được chấp nhận trên thị trường thế giới, tuy nhiên lo ngại của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt là điều cần phải tính tới. Ðể phát triển bền vững việc nuôi cá rô phi xuất khẩu, trên phương diện giống, chúng ta không thể chỉ dựa vào công nghệ chuyển giới tính để tạo cá đơn tính. Xây dựng công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính bằng công nghệ di truyền, nghiên cứu công nghệ tạo cá siêu đực đã được tiến hành ở nước ta, đã tạo được cá rô phi siêu đực, những chưa thể đưa rộng ở phạm vi sản xuất vì tỉ lệ cá đực ở thế hệ con của cá siêu đực còn thấp và thiếu ổn định.

Nuôi cá rô phi trong vùng nước lợ mặn là một lợi thế, nhất là chất lượng cá sản phẩm. Nước ta có điều kiện về diện tích nước lợ, mặn nhưng các phẩm giống rô phi hiện có phù hợp với nuôi ở vùng nước ngọt hơn là nuôi ở vùng nước lợ, mặn. Cá thường đạt tốc độ sinh trưởng nhanh hơn khi nuôi trong nước ngọt. Ðể mở rộng và nuôi cá rô phi có hiệu quả ở vùng nước lợ mặn, rất cần phát triển các phẩm giống có tính thích ứng cao với độ mặn.

Công nghệ nuôi thâm canh và bán thâm canh cá rô phi thương phẩm đã được xây dựng, bước đầu có kết quả tốt, nuôi thương phẩm đạt năng suất 20-25 tấn/ha, cỡ cá thu hoạch 500 800g/con, hệ số thức ăn 1,7, hach toán có lãi khi sản phẩm tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên trước nhu cầu nuôi sạch, nhất là với cá nuôi từ vùng nước ngọt có mùi bùn, cần có công nghệ quản lí môi trường và xử lí trước khi thu hoạch.

Cá rô phi là đối tượng nuôi rất triển vọng, thị trường có nhu cầu tăng nhanh, cần nhanh chóng đầu tư phát triển. Ðể sản phẩm cá rô phi nuôi có tính cạnh tranh cao, cần tiếp tục nâng cao chất lượng con giống, tạo phẩm giống có khả năng lớn nhanh hơn và thích ứng với các vùng nước khác nhau, nhanh chóng xây dựng các công nghệ sản xuất giống và nuôi cho sản phẩm sạch.

Nhiều nước đã và đang chú ý phát triển nuôi cá rô phi, do vậy nếu có bước đi thích hợp, xác định đầu tư đúng mức để phát triển nhanh, chúng ta sẽ có ưu thế hơn trong cạnh tranh.Cá rô phi hiện đang được nuôi rộng rãi trên thế giới. Ngoài mục đích cải thiện dinh dưỡng cho người dân nghèo, nuôi cá rô phi còn tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Thị trường cá rô phi trên thế giới tăng nhanh trong 2 thập kỉ qua, đặc biệt ở thị trường Mỹ. Thị trường nhập khẩu cá rô phi trên thế giới năm 1992 mới đạt 2.500 tấn, đến năm 1999 đã là 100.000 tấn. Trong vòng 5 năm qua, nhu cầu nhập khẩu cá rô phi tăng 38%/năm. Ðứng đầu các nước nhập khẩu cá rô phi là Mỹ, tiếp sau là Nhật, một số nước châu Âu. Năm 1992, Mỹ nhập 3.400 tấn, năm 2000 nhập 40.000 tấn. Năm 2001, ước tính nhập 70.000 75.000 tấn, trị giá 106 108 triệu USD.

Trong khi giá một số hàng thủy sản luôn có nhiều biến động thì hầu hết các sản phẩm từ cá rô phi có giá khá ổn định trong vòng 5 năm qua. Giá bán thay đổi ít tạo môi trường kinh doanh tương đối ổn định cho người nuôi cá và hệ thống phân phối tiêu thụ. Cá rô phi với ưu thế: ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, cá có màu thịt trắng có khả năng thay thế cho một số loại cá biển, cá dễ chế biến theo nhiều loại sản phẩm khác nhau nên được đa số người tiêu dùng chấp nhận. Thị trường cá rô phi trên thế giới hiện tại chưa thật lớn, nhưng theo nhiều dự báo, sẽ có nhu cầu cao và mở rộng với tốc độ nhanh.

Chủ trương phát triển nuôi cá rô phi ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, góp phần tăng nhanh sản lượng cá nuôi, tăng tỷ trọng sản phẩm thủy sản xuất khẩu được nuôi từ nước ngọt. Nuôi cá rô phi góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng tốt hơn các vùng nước ngọt hiện có. Nuôi cá rô phi trong nước lợ giúp giảm rủi ro trong nuôi trồng thủy sản, là biện pháp cải tạo môi trường ao nuôi, đặc biệt những vùng nuôi đang bị suy thoái môi trường.

Nước ta có lợi thế về diện tích mặt nước ngọt và lợ (120.000ha ao hồ nhỏ, 340.000ha hồ chứa nước, 580.000ha ruộng trũng, nhiều hệ thống sông ngòi, nhiều vùng nước ven biển với độ mặn thấp) là những vùng nước có thể nuôi cá rô phi, có khả năng mở rộng diện tích, sản xuất với sản lượng lớn. Tuy nhiên, các ao hồ rất phân tán, xa các cơ sở chế biến, gây khó khăn cho tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phần lớn các ruộng trũng đang cấy lúa cần phải qui hoạch, cải tạo lại mới đáp ứng yêu cầu kĩ thuật nuôi cá.

Cá rô phi xuất khẩu cần kích cỡ lớn khi thu hoạch (600 1.000g/con), do đó giống nuôi phải là cá đơn tính có chất lượng, đó là giống cá có tỉ lệ đực > 95% được sản xuất từ phẩm giống có chất lượng cao. Thông qua nhập nội và tiến hành chọn giống nâng cao chất lượng di truyền hiện chúng ta đã có một số giống cá rô phi có chất lượng, như cá rô phi dòng GIFT, cá rô phi vằn dòng Thái Lan, và cá rô phi hồng Ðài Loan. Cá rô phi GIFT chọn giống có tốc độ sinh trưởng cao hơn cá GIFT nhập nội 17%, đã được cung cấp cho 25 tỉnh/thành trên cả nước để nuôi thành cá bố mẹ thay thế các đàn cá rô phi bố mẹ có chất lượng thấp.

Chúng ta đã làm chủ công nghệ chuyển giới tính cá rô phi, có thể chủ động sản xuất hàng loạt cá đơn tính với tỉ lệ cá đực 95 100%. Công nghệ chuyển giới tính sản xuất cá rô phi toàn đực cũng đã được chuyển giao tới một số cơ sở sản xuất cá giống ở một vài tỉnh. Tuy nhiên người nuôi cá hiện đang phải dùng cá giống có chất lượng khác nhau, đa phần giống chất lượng thấp (cá gọi là đơn tính nhưng tỉ lệ đực thấp, < 95%, được sản xuất từ các phẩm giống lai tạp).

Mạng lưới sản xuất cá rô phi giống có chất lượng còn ở giai đoạn sơ khai, hầu hết các địa phương chưa có đàn cá rô phi bố mẹ có chất lượng, đạt về kích cỡ, đủ về số lượng. Công suất sản xuất cá đơn tính ở các cơ sở hiện có là rất nhỏ (từ vài vạn đến 3 triệu con/năm) và thiếu ổn định về chất lượng. Do vậy năng lực sản xuất giống hiện có chưa thể đáp ứng nhu cầu giống có chất lượng khi phát triển nhanh việc nuôi cá rô phi xuất khẩu.

Sản phẩm cá rô phi nuôi từ cá giống chuyển giới tính sử dụng hoocmôn hiện đang được chấp nhận trên thị trường thế giới, tuy nhiên lo ngại của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt là điều cần phải tính tới. Ðể phát triển bền vững việc nuôi cá rô phi xuất khẩu, trên phương diện giống, chúng ta không thể chỉ dựa vào công nghệ chuyển giới tính để tạo cá đơn tính. Xây dựng công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính bằng công nghệ di truyền, nghiên cứu công nghệ tạo cá siêu đực đã được tiến hành ở nước ta, đã tạo được cá rô phi siêu đực, những chưa thể đưa rộng ở phạm vi sản xuất vì tỉ lệ cá đực ở thế hệ con của cá siêu đực còn thấp và thiếu ổn định.

Nuôi cá rô phi trong vùng nước lợ mặn là một lợi thế, nhất là chất lượng cá sản phẩm. Nước ta có điều kiện về diện tích nước lợ, mặn nhưng các phẩm giống rô phi hiện có phù hợp với nuôi ở vùng nước ngọt hơn là nuôi ở vùng nước lợ, mặn. Cá thường đạt tốc độ sinh trưởng nhanh hơn khi nuôi trong nước ngọt. Ðể mở rộng và nuôi cá rô phi có hiệu quả ở vùng nước lợ mặn, rất cần phát triển các phẩm giống có tính thích ứng cao với độ mặn.

Công nghệ nuôi thâm canh và bán thâm canh cá rô phi thương phẩm đã được xây dựng, bước đầu có kết quả tốt, nuôi thương phẩm đạt năng suất 20-25 tấn/ha, cỡ cá thu hoạch 500 800g/con, hệ số thức ăn 1,7, hach toán có lãi khi sản phẩm tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên trước nhu cầu nuôi sạch, nhất là với cá nuôi từ vùng nước ngọt có mùi bùn, cần có công nghệ quản lí môi trường và xử lí trước khi thu hoạch.

Cá rô phi là đối tượng nuôi rất triển vọng, thị trường có nhu cầu tăng nhanh, cần nhanh chóng đầu tư phát triển. Ðể sản phẩm cá rô phi nuôi có tính cạnh tranh cao, cần tiếp tục nâng cao chất lượng con giống, tạo phẩm giống có khả năng lớn nhanh hơn và thích ứng với các vùng nước khác nhau, nhanh chóng xây dựng các công nghệ sản xuất giống và nuôi cho sản phẩm sạch. Nhiều nước đã và đang chú ý phát triển nuôi cá rô phi, do vậy nếu có bước đi thích hợp, xác định đầu tư đúng mức để phát triển nhanh, chúng ta sẽ có ưu thế hơn trong cạnh tranh.

Tags: nuoi ca, nuoi ca ro phi, ky thuat nuoi ca ro dau vuong, ki thuat nuoi ca ro dau vuong, ky thuat nuoi ca ro phi, ky thuat nuoi ca ro phi


Related news

kinh-nghiem-nuoi-ca-ro-phi-xuat-khau-o-gia-binh Kinh nghiệm nuôi cá rô… benh-cua-ca-ro-phi-va-bien-phap-phong-tri Bệnh của cá rô phi…