Mô hình kinh tế Đa Dạng Hóa Nguồn Huy Động

Đa Dạng Hóa Nguồn Huy Động

Publish date Tuesday. June 4th, 2013

Toàn huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang tập trung xây dựng NTM và phấn đấu về đích vào năm 2015.

Với phương châm đa dạng hóa các nguồn huy động để đảm bảo vốn đầu tư làm NTM, Hòa Vang đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tổ chức trong và ngoài thành phố...

Hòa Vang là huyện nông nghiệp duy nhất của TP.Đà Nẵng. Sự hỗ trợ mà Hòa Vang nhận được thể hiện qua việc đầu tư trực tiếp xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã theo quy hoạch của chương trình xây dựng NTM.

Xây dựng hạ tầng dựa vào xã hội hóa

Trong những năm qua, các nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng NTM cho huyện Hòa Vang đã lên nhiều tỷ đồng. Việc đầu tư, hỗ trợ nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đã giúp một số tiêu chí xây dựng NTM tại các xã hoàn thành trước thời hạn. Trong 19 tiêu chí quốc gia về NTM, có 4 tiêu chí liên quan đến đời sống nông dân là: Thu nhập; Hộ nghèo; Cơ cấu lao động và Hình thức tổ chức sản xuất. Đây là những tiêu chí mà người thực hiện nó trực tiếp là nông dân và muốn thực hiện được cần phải có vốn cho nông dân. Họ cần vốn để phát triển chăn nuôi, phát triển kinh tế vườn, rừng và các dịch vụ khác...

Trong khi đó, theo số liệu tổng hợp của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Hòa Vang, trung bình mỗi xã hiện cần khoảng 25 - 30 tỷ đồng/năm cho vay các chương trình hộ nghèo; giải quyết việc làm; học sinh-sinh viên; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; sản xuất kinh doanh vùng khó khăn... Như vậy, mỗi năm toàn huyện cần đến hàng trăm tỷ đồng để phát triển kinh tế, xóa nghèo, tăng thu nhập và ổn định đời sống.

Ngoài các nguồn vốn mà nông dân tự có hoặc đi vay từ các ngân hàng để phát triển kinh tế, các nhà đầu tư còn có thể đưa vốn cho nông dân bằng cách ủy thác cho vay qua Ngân hàng CSXH huyện. Việc ủy thác cho vay qua Ngân hàng CSXH huyện vừa bảo toàn được nguồn vốn, vừa tạo cho ND có ý thức phát triển kinh tế để trả nợ.

Ủy thác cho vay qua ngân hàng

Nguồn kinh phí mà nhà đầu tư có kế hoạch hỗ trợ xây dựng NTM Hòa Vang từ năm 2013-2015 có thể được chia thành hai khoản mục: Một là đầu tư trực tiếp để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua và hỗ trợ cây trồng, con vật nuôi; Hai là dành một khoản cho nông dân vay để tạo vốn sản xuất tăng thu nhập. Nguồn vốn cho vay sẽ được thu hồi và hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc tiếp tục cho vay.

Nguồn vốn xây dựng NTM ủy thác cho vay theo hai hình thức: Nhà đầu tư ủy thác trực tiếp cho Ngân hàng CSXH có sự chứng kiến của UBND huyện; Nhà đầu tư hỗ trợ cho Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện, Ban chỉ đạo xây dựng NTM trích ra một khoản để ủy thác cho vay. Nguồn vốn ủy thác cho vay của Chương trình xây dựng NTM không nhất thiết phải dàn trải ra toàn huyện mà tập trung cho một số đối tương, một hoặc vài xã, HTX do nhà đầu tư và Ban chỉ đạo NTM yêu cầu.

Việc ủy thác cho vay qua Ngân hàng CSXH được thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận giữa bên ủy thác (nhà đầu tư) và bên nhận ủy thác (Ngân hàng CSXH). Lãi suất cho vay thực hiện theo sự thống nhất của bên ủy thác và thường bằng hoặc thấp hơn lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ (có thể cho vay với lãi suất bằng không). Lãi thu được để trang trải chi phí và bù đắp rủi ro do khách quan.


Related news

thoat-ngheo-tu-nghe-nuoi-ong Thoát Nghèo Từ Nghề Nuôi… thanh-long-hang-mua-trung-gia Thanh Long Hàng Mùa Trúng…