Tin thủy sản Dân miền Tây tổn thất 25 tỉ đồng vì cá chết

Dân miền Tây tổn thất 25 tỉ đồng vì cá chết

Author Đức Vịnh, publish date Monday. February 15th, 2016

Phạm vi đoạn sông có cá nuôi trong bè chết hàng loạt lan rộng ra trên 9km, kéo dài về phía hạ lưu tới tận ngả ba sông Tiền.

Cá nuôi đột ngột chết hàng loạt khiến người dân hoang mang, lo sợ nguồn nước bị nhiễm độc, ô nhiễm.

Chiều 6-2, ông Trần Anh Thư, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, cho biết chỉ trên địa bàn huyện Phú Tân với có 120 bè và lồng nuôi có với lượng cá các loại bị chết lên tới 630 tấn. Ước thiệt hại của nông dân trên 20 tỉ đồng, đó chưa kể các chi phí khác.

Còn bên Hồng Ngự, ông Nguyễn Văn Thành, trưởng trạm thủy sản huyện này cho hay tới nay có 54 bè nuôi cá bị thiệt hại nặng, với lượng cá chết 150 tấn. “Thiệt hại sơ bộ chỉ tính riêng về cá trên 4,5 tỉ đồng”, ông Thành nói.

 

Cá chậm lớn do thiếu oxy
Cá nuôi trong các bè chết hàng loạt vào những ngày giáp Tết. Ảnh: Đức Vịnh

 

Sở Tài nguyên môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường và cơ quan chức năng tỉnh An Giang lấy mẫu nước để kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng một số chất trong thành phần nước sông như nitrat (NO 2-) vượt mức trung bình 1,6-11 lần, phosphat vượt 1,6 lần, hàm lượng DO (oxy hòa tan trong nước) xuống thấp chỉ còn 1,6-2,2 ppm…

“Với nước sông có thành phần như thế cá không thể sống được. Những chất nitrat, phosphate không thể tự có trong môi trường nước sông, mà do yếu tố con người tạo ra, từ việc sử dụng một số hóa chất”, ông Thư nhận định.

Sau khi có kết quả kiểm tra các mẫu nước, Cảnh sát môi trường, Sở Tài nguyên môi trường và cơ quan chức năng tỉnh An Giang tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý.

Bà con nuôi cá thì cho rằng nguyên nhân cá chết là do nguồn nước sông bị nhiễm độc bởi hóa chất.

Tại đoạn sông cây số 10, nơi xuất hiện hiện tượng cá chết đột ngột đầu tiên, có nhà máy của Công ty CP Toàn Cầu trong quá trình sản xuất có sử dụng nhiều nước đế nấu, chế biến lúa gạo.

Nguồn nước thải từ nhà máy này xả nước thẳng xuống sông. Ngoài các đường ống xả nói trên, người dân cho hay bên dưới mặt nước còn có đường ống ngầm thải trực tiếp ra sông.

 

Cá chậm lớn do thiếu ôxy
Nhà máy chế biến làm gạo của Công ty CP Toàn Cầu thuộc Long Hòa, Phú Tân (An Giang). Ảnh: Đức Vịnh

 

 

Khuyến cáo: 4 ppm là hàm lượng ôxy trong nước cần thiết để duy trì tình trạng hoạt động bình thường, tăng trưởng tốt của cá nuôi cũng như chất lượng nước ổn định (bao gồm tảo) tại mọi thời điểm trong ngày và suốt vụ nuôi.

Giải pháp: Sử dụng các thiết bị sục khí ôxy để tăng cường & duy trì oxy hòa tan trong nước như Máy quạt nước, Ống khuếch tán NANO-TUBE®, Máy sục khí O2-TURBINE®

AQUATEC.VN


Related news

ca-nuoi-be-chet-ngay-can-tet-nguoi-dan-mat-tet Cá nuôi bè chết ngày… ca-chet-trang-ao-nguoi-nuoi-trang-tay-vi-ret Cá chết trắng ao, người…