Mô hình kinh tế Dân vận khéo nhìn từ một mô hình

Dân vận khéo nhìn từ một mô hình

Publish date Wednesday. November 25th, 2015

Trong số đó, mô hình nuôi cá sặc rằn của Câu lạc bộ (CLB) nuôi cá nước ngọt ở xã Tam Lập là một trong những mô hình điển hình của huyện.

Với điều kiện địa hình thuận lợi, xã Tam Lập có nhiều sông suối nên có điều kiện để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.

Trước đây, do chưa có kinh nghiệm, giá cả trên thị trường bấp bênh, chi phí đầu tư lại cao… nên thu nhập của người dân không cao.

Trước tình hình đó, Hội Nông dân xã Tam Lập đã tổ chức mô hình CLB nuôi cá nước ngọt gắn với xây dựng nông thôn mới, nhằm góp phần hoàn thành chỉ tiêu về mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã.

Theo đó, Hội Nông dân xã tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, tập huấn kỹ thuật để hình thành các mô hình trình diễn, giúp nông dân học tập và làm theo.

Ông Phùng Văn Thức, Phó Chủ nhiệm CLB nuôi cá nước ngọt xã Tam Lập vui mừng với mẻ cá đang thu hoạch.

Ảnh: HOÀI PHƯƠNG CLB nuôi cá nước ngọt ở xã Tam Lập ra đời với sự quan tâm của các cấp, các ngành, đã được tạo điều kiện vay vốn từ các nguồn quỹ hỗ trợ nông dân của Trung ương và của tỉnh, được ngành khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí để thực hiện nhiều dự án thử nghiệm khác nhau với kết quả cao.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2011 - 2015, tổng sản lượng thủy sản thương phẩm mà CLB đã thu được là 815 tấn cá các loại, gồm rô, lóc, sặc rằn, trám cỏ… trị giá trên 21,3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, thu lợi nhuận trên 7 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các thành viên CLB, trong thời gian qua mặc dù mô hình nuôi cá nước ngọt đem lại hiệu quả cao, nhưng giá cả đầu ra không ổn định.

Bởi khi nuôi các loại cá rô đồng, cá rô đầu vuông, cá lóc, thậm chí là cá sấu có một nhược điểm, đó là những quy định khắt khe về trọng lượng.

Do đó, cứ mỗi khi đến kỳ xuất bán mà thương lái chưa đến mua thì coi như người nuôi cá nắm chắc lỗ.

Điều này đã ảnh hưởng đến quy mô sản xuất của CLB.

Năm 2013, Ban chủ nhiệm CLB phối hợp với Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân các cấp tổ chức tham quan, học hỏi các cơ sở nuôi cá sặc rằn ở các tỉnh miền Tây Nam bộ và vận động thành viên CLB thực hiện mô hình mới.

Nhờ siêng năng, chăm chỉ và chịu khó tìm tòi học hỏi, các hội viên CLB đã sản xuất được cá giống và tổ chức sản xuất thành công mô hình nuôi cá sặc rằn.

Người đi đầu mô hình này, ông Phùng Văn Thức, Phó Chủ nhiệm CLB cho biết: “Qua tìm hiểu đặc điểm sinh học của loại cá này, tôi nhận thấy cá sặc rằn cũng dễ ương dưỡng nên thả giống cá bằng trứng, có thể nâng cao khả năng thích ứng môi trường mới của cá ngay từ nhỏ.

Bằng các hoạt động chăm sóc, quản lý hệ thống ao được kiểm tra kỹ mỗi ngày, chất lượng nước, thức ăn và lượng cho ăn được điều chỉnh tăng giảm hàng ngày… tôi đã nuôi thành công cá sặc rằn ngay từ lứa đầu tiên”.

Cá sặc rằn được CLB nuôi cá nước ngọt xã Tam Lập nuôi thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Với cách làm này, chỉ sau 8 tháng xuống giống bằng trứng cá, ông Thức đã thu hoạch trên 36 tấn cá (loại 7 con/kg).

Với giá từ 55.000 - 70.000 đồng/kg hiện nay, sau khi trừ chi phí, ông thu về gần 1 tỷ đồng lợi nhuận.

Từ thành công của ông Thức, CLB đã triển khai toàn bộ các thành viên chuyển đổi mô hình nuôi cá sặc rằn, tìm hướng đi mới là mở cơ sở chế biến khô sặc phục vụ nhu cầu thị trường.

Với hướng đi này, CLB đã từng bước giúp các hội viên phát triển kinh tế gia đình.

Kinh nghiệm thực hiện mô hình này đã được các thành viên trong CLB giới thiệu rộng rãi đến nông dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng…

Ông Lê Hoàng Minh, Chủ nhiệm CLB cho biết:

“CLB có được kết quả này là nhờ sự quan tâm của cấp ủy Đảng, UBND và Hội Nông dân xã Tam Lập, sự hỗ trợ của Hội Nông dân cấp trên, đã tạo điều kiện để CLB phát triển sản xuất thuận lợi, duy trì hoạt động, cũng như tìm được hướng đi mới nhằm phát triển ngành thủy sản tại địa phương”.

Tuy đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, nhưng người nuôi cá ở xã Tam Lập vẫn canh cánh nhiều nỗi lo.

Theo ông Lê Hoàng Minh, do tác động của quy luật kinh tế thị trường và nhiều nguyên nhân khác, nên vấn đề đầu ra và giá cả sản phẩm con cá cũng còn bấp bênh.

Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới CLB sẽ phấn đấu nâng cấp trở thành hợp tác xã nhằm được tiếp cận nguồn vốn, xây dựng cơ sở chế biến tại chỗ, thu mua hết lượng cá thương phẩm của hội viên và củng cố thương hiệu khô cá sặc rằn của CLB để phát triển bền vững hơn.


Related news

duy-tri-phat-trien-cac-mo-hinh-nuoi-ca-nuoc-ngot Duy trì phát triển các… phat-trien-ben-vung-nguon-loi-nhuyen-the-tu-nhien-hieu-qua-tu-chia-se-loi-ich Phát triển bền vững nguồn…