Dạy nghề chuẩn tạo ra nông sản an toàn
Đây là một trong những mục tiêu được đặt ra trong công tác dạy nghề 1956 trong giai đoạn 2016-2020 của Bộ NNPTNT.
Trong ảnh: Dạy nghề sản xuất chè ở theo hướng VietGAP ở Mèo Vạc (Hà Giang). ảnh: Thùy Anh
Triển vọng lớn
Theo thống kê của Bộ NNPTNT, năm 2015, 63 tỉnh thành trong cả nước đã đào tạo nghề nông nghiệp cho 215.000 người, trong đó đào tạo nghề nông nghiệp trọng điểm cho 189.000 lao động. Trên 80% học viên sau học nghề có việc làm. Học viên của những lớp dạy nghề gắn với doanh nghiệp hoặc vùng sản xuất 100% có việc làm.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến - Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NNPTNT) cho biết, từ năm 2014 tới nay, Bộ được Chính phủ giao chủ trì chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, ở nghề nông nghiệp theo Quyết định 971. Bộ LĐTBXH là đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy nghề, còn Bộ NNPTNT là đơn vị phối hợp.
“Thời gian gần đây, Bộ NNPTNT cũng có chỉ thị nhằm tăng cường công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo 4 hướng: giúp hình thành nền sản xuất hàng hóa; dạy nghề tạo mối liên kết doanh nghiệp, hình thành hợp tác xã trong sản xuất; dạy nghề phải gắn chặt với thực hiện chương trình giảm nghèo; ưu tiên việc dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm tạo ra các sản phẩm nông sản, thực phẩm sạch, an toàn” - bà Yến nói.
Năm 2015, Bộ NNPTNT cũng đã giao cho một số trường nghề thuộc bộ tiến hành dạy những mô hình điểm. Ông Đào Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH) nhận định, thời gian qua các mô hình dạy nghề làm nông sản an toàn theo hướng hữu cơ và VietGAP đã phát triển mạnh.
Sản xuất còn nhỏ lẻ
Giai đoạn 2015-2016, nhiều địa phương chuyển hoạt động dạy nghề cho nông dân làm nông nghiệp theo hướng VietGAP, ASEAN GAP hay GlobalGAP. Tuy nhiên, để dạy nghề theo hướng này cần đảm bảonhiều điều kiện như: Huy động doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cùng nông dân”. Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến - Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NNPTNT)
Ông Tạ Hữu Nghĩa - Trưởng phòng giảm nghèo (Cục Kinh tế hợp tác) cho biết, mặc dù Bộ NNPTNT cũng đã định hướng cụ thể cho địa phương trong dạy nghề, nhưng bên cạnh những thuận lợi, công tác dạy nghề vẫn còn những khó khăn nhất định. Đầu tiên là những khó khăn do nông dân sau học nghề không hình thành được tổ nhóm sản xuất, mà chỉ sản xuất nhỏ lẻ. Việc quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa còn ít, chưa nhiều. Trong khi đó, các địa phương cũng chưa có những chỉ đạo quyết liệt để hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, Nhà nước chưa có những chính sách ưu tiên phù hợp để khuyến khích phát triển vùng sản xuất hàng hóa.
“Đặc biệt, hiện nay sau học nghề lao động ra làm nông sản sạch gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy mà sau học nghề, làm nghề được thời gian thì nông dân lại sản xuất theo cách cũ” - ông Nghĩa phân tích.
Theo ông Nghĩa, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cũng đã làm việc với Đại sứ quán Australia. Theo đó, đơn vị này đã đề nghị sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao năng lực để đào tạo nghề cho nông dân theo hướng: Nông dân- Nông nghiệp – Sản xuất công nghệ cao, gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm và xuất khẩu nông sản; hướng tới xuất khẩu cả nông sản và lao động.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao