Tin thủy sản Đếm cá hồi bằng chất nhờn

Đếm cá hồi bằng chất nhờn

Author Lệ Thủy (Lược dịch), publish date Thursday. February 13th, 2020

Một công bố mới đây của các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp mới để đếm cá hồi Thái Bình Dương bằng việc phân tích DNA từ chất nhờn mà chúng để lại trong dòng nước nơi chúng sinh sản.

Taal Levi, một nhà sinh thái học tại Đại học bang Oregon và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Khi chúng tôi phân tích DNA môi trường – DNA thu thập từ nhiều mẫu trong môi trường chứ không phải lấy trực tiếp –  đây là các mô cá hồi bao gồm cả chất nhầy và tế bào da được thu thập trong môi trường nước, chúng tôi đã có được số liệu rất chính xác". "Đây là bước quan trọng đầu tiên đối với công tác quản lý cá hồi vì nó cung cấp nhiều thông tin hơn, mở ra khả năng giám sát xác thực hơn so với số lượng cá hồi trong tự nhiên hiện đang được theo dõi."

Cá hồi Thái Bình Dương là một nguồn tài nguyên quan trọng ở Tây Bắc Thái Bình Dương, với tác động kinh tế lên tới hơn 500 triệu đô la mỗi năm chỉ riêng ở Alaska. 5 loài cá hồi Thái Bình Dương - pink, chum, sockeye, coho, và chinook - được phân bố qua hơn 6.000 dòng sông ở riêng phía đông nam Alaska. Hơn 1.000 trong số các dòng sông này là nơi cá hồi sinh sản.

Cá hồi là loài có tập tính sinh sản di cư. Chúng sinh ra ở nước ngọt, sau một thời gian, di cư ra biển sống, cho đến khi thành thục thì quay trở về quê hương để sinh sản, và chết luôn ngay trên dòng sông đã sinh ra nó. Các loài cá di cư sinh sản như cá hồi cung cấp một cách đơn giản để kiểm tra số lượng cá thể bằng cách sử dụng DNA môi trường (eDNA), bởi vì một số lượng lớn cá hồi giải phóng DNA của chúng khi chúng đi qua một điểm lấy mẫu cố định.

Ở nhiều con sông, bao gồm phần lớn các hệ thống nước ngọt ở Alaska, cá hồi trưởng thành trở lại sinh sản được giám sát kém điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo tồn cá hồi hoang dã. Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu nước vào năm 2015 và 2016 gần đập Auke Creek, cách Juneau gần 16 km về phía bắc. Các đập nước có các thanh cách đều nhau trên toàn bộ dòng sông để ngăn chặn cá hồi đi qua, ngoại trừ một cổng hẹp duy nhất mà người quan sát đếm và xác định cá hồi khi chúng đi qua.

Sau khi họ khuếch đại eDNA, các nhà nghiên cứu đã so sánh những số liệu đó với điều tra dân số hàng ngày về sockeye và cá hồi coho được thực hiện tại đập Auke Creek, để xác định xem eDNA có tính được chính xác số lượng và loài cá đi qua đập không.

"Chúng tôi lấy DNA chiết xuất và chúng tôi định lượng số lượng DNA thuộc về cá hồi coho hoặc cá hồi sockeye. Số lượng có nguồn gốc từ eDNA tương tự nhau đáng kể cho cả cá hồi trưởng thành và cá con di cư ra biển", Levi nói.

Sử dụng eDNA để đếm cá hồi có thể giúp các cơ quan tiết kiệm tiền. Chi phí hàng năm của một con đập là khoảng 80.000 đô la, không bao gồm cài đặt hoặc bảo trì lớn. Chi phí của mỗi phân tích mẫu nước, như được sử dụng trong nghiên cứu này, là 35 đô la. 

Các tác giả: Taal Levi, Jennifer M. Allen, Donovan Bell, John Joyce, Joshua R. Russell, David A. Tallmon, Scott C. Vulstek, Chunyan Yang, Douglas W. Yu.


Related news

ky-thuat-nuoi-luon-be-bat-su-dung-nuoc-ngam Kỹ thuật nuôi lươn bể… nuoi-luon-sinh-san-hieu-qua-tren-vung-ngap-lu Nuôi lươn sinh sản hiệu…