Nuôi lợn (Heo) Điều trị và phòng ngừa lây nhiễm Dịch tiêu chảy cấp trên heo con

Điều trị và phòng ngừa lây nhiễm Dịch tiêu chảy cấp trên heo con

Author NCN, publish date Thursday. December 31st, 2015

1. Đường lây nhiễm

Chủ yếu bệnh lây nhiễm qua các nguồn sau:

• Lây nhiễm qua phân (phân- miệng)

• Nguồn heo nái tơ/heo nọc bị nhiễm từ bên ngoài

• Ghép heo dến từ nhiều trại khác nhau

• Vật dụng – ủng, xe tải….

• Côn trùng – gặm nhấm, ruồi, chó mèo

• Người – lái heo, lái xe tải, công nhân

triệu chứng dịch tả lợn

2. Điều trị và phòng chống

Hiện tại, không có biện pháp điều trị cho PED.

Hiện có vaccine sống giảm hoạt lực virus giúp heo nái cải thiện khả năng chống lại virus.

Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy hiệu quả của vaccin luôn không ổn định.

Trường hợp trại nổ dịch, làm theo những bước bên dưới để giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế và đảm bảo không tái phát bệnh PED.

a. Vaccin tự chế

Quy trình đòi hỏi hy sinh một vài heo con có biểu hiện rõ triệu chứng lâm sàng của bệnh PED.

Các bước tiến hành như sau:

+ Lựa ra 3 heo còn sống (từ 1 ngày đến 3 ngày tuổi) có biểu hiện dấu hiệu bệnh.

Với 3 bộ ruột non này có thể làm thành 1 lít vaccin (vaccin tự chế).

+ Hy sinh các heo con này lấy đoạn ruột gồm: tá tràng- hồi tràng, dịch chất bên trong.

Điều này rất quan trọng vì virus nằm trong tế bào nhung mao và tế bào bong tróc vào lòng ruột.

Không sử dụng ruột đã bị mỏng và trong suốt vì không có đủ lượng virus bên trong.

+ Cắt nhỏ hoặc nghiền ruột non và bổ sung 250ml nước chưng cất tiệt trùng để tạo thành hỗn hợp sệt.

Kháng sinh (colistin hoặc gentamycin) có thể được bổ sung để giảm tạp nhiễm vi khuẩn.

+ Cho heo tơ và heo nái ăn dung dịch sệt này với liều 30-50ml 1 lần/ngày trong 5-7 ngày.

Ngừng cung cấp dung dịch cho heo nái có biểu hiện tiêu chảy.

+ Lưu ý heo nái mang thai gần đẻ dưới 3 tuần có thể không đủ thời gian để tạo miễn dịch đúng thời hạn để chuyển qua sữa cho heo con.

Nái mang thai dưới 2 tháng có thể bị sảy thai khi cung cấp hỗn hợp sệt này.

+ Không lưu trữ vaccine tự chế dư thừa còn lại vì có thể là nguồn lây bệnh cho đàn heo.

+ Thay thế nái tơ và nọc mới vào đàn phải kiểm dịch hoặc cách ly và phải được cung cấp hỗn hợp sệt.

Bổ sung tổng đầu heo vào đàn cho yêu cầu thay thế nái và nọc trong 4 tháng tiếp theo trong thời gian nổ dịch.

Điều này giúp heo đủ thời gian thích nghi và đủ khỏe chống lại PED

b. Thực hành quản lý trại

- Xây dựng hệ thống an toàn sinh học:

+ Hàng rào xung quanh trại kiểm soát người và động vật vào trại.

+ Đặt mua và thay thế heo nọc và nái tơ từ những trại giống đã kiểm chứng không có bệnh PED.

+ Trong trường hợp nghi ngờ, kiểm tra ELISA test trước khi chuyển nọc và nái về trại.

+ Những người không được cho phép không được bước vào trại.

Lái heo, lái xe tải không được phép tiếp xúc với heo và nhân viên trong trại.

+ Xe tải vận chuyển thú không rửa xe trong khuôn viên trại.

Chỉ cho phép các xe đã áp dụng rửa sạch và khử trùng đúng cách được phép vào trong trại.

+ Xe tải vận chuyển thức ăn phải đến thẳng từ nhà máy thức ăn và không được qua trại khác.

+ Rửa tay và sát trùng ủng tại các điểm vào trại.

+ Kiểm soát vật nuôi, côn trùng (chuột, gặm nhấm, ruồi muỗi) và chim (chim trên máy nhà).

+ Người vào trại phải kiểm soát và cách ly (48 giờ – và không có tiếp xúc với heo/quầy thịt/thịt heo).

+ Tất cả khách thăm trại và nhân viên khi vào trại phải tắm và thay đổi quần áo, ủng do trại cung cấp.

- Kiểm soát dòng di chuyển heo đúng cách:

+ Tránh tắc nghẽn.

+ Tránh ghép đàn heo từ nhiều nguồn trại.

+ Kiểm soát giai đoạn trống chuồng hợp lý.

+ Thường từ 5-7 ngày để trống tính từ thời điểm làm sạch và sát trùng chuồng và không tính từ thời gian lúc chuồng để trống.

+ Làm sạch và sát trùng kim tiêm sử dụng lại và những vật dụng trong trại.

Bảo quản thuốc hợp lý.

Chỉ sử dụng kim tiêm vaccin một lần.

- Phương pháp làm sạch và vệ sinh đúng cách:

+ Làm sạch máng ăn/thức ăn hàng ngày.

+ Làm sạch sàn, tường, hệ thống thoát nước.

+ Sát trùng và phun sát trùng từ 2-3 lần/tuần.

+ Loại bỏ thú chết ở những nơi hợp lý.

- Tăng độ thoải mái cho heo:

+ Tránh stress do nóng hoặc lạnh.

Kiểm soát nhiệt độ thích hợp cho từng giai đoạn heo.

+ Tránh nuôi heo quá chật.

Kiểm soát mật độ heo (số heo/chuồng) và diện tích sàn…

+ Cung cấp hệ thống quạt thông thoáng thích hợp.

+ Hạn chế di chuyển heo.

- Chiến lược dinh dưỡng

+ Cung cấp thức ăn cân đối dinh dưỡng và bổ dưỡng

+ Loại bỏ thức ăn vấy nhiễm, nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch như:

+ Độc tố nấm mốc – bổ sung chất hấp phụ độc tố nấm mốc

+ Dioxins, PCBs, kim loại nặng - nên chuyển đổi sang sử dụng khoáng hữu cơ

+ Chất kích thích miễn dịch có thể sử dụng vào trong thức ăn chăn nuôi giúp heo đáp ứng miễn dịch tốt hơn với bệnh dịch.

Immunoglobulins từ trứng

Nucleotides

Nhân tế bào nấm men

Kết luận:

PED là bệnh truyền nhiễm do virus gây bệnh ở tất cả các giai đoạn trong đời sống của heo.

Phương pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh PED là an toàn sinh học, tiêm vaccin và vaccin tự chế.

Cần đảm bảo heo và nái được trang bị hệ thống đề kháng tự nhiên chống lại bệnh PED với hàm lượng dinh dưỡng thích hợp và chú ý đến các bước thực hành quản lý trại tốt.

Nếu các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát được thực hiện đúng, PED có thể bị loại trừ và tránh được thiệt hại kinh tế do bệnh PEDV gây ra.

 


Related news

benh-viem-da-day-ruot-o-heo Bệnh viêm dạ dày, ruột… 10-cach-chon-heo-giong-tot 10 cách chọn heo giống…