Mô hình kinh tế Đỏ lửa lò gốm ở Nhơn Hậu

Đỏ lửa lò gốm ở Nhơn Hậu

Publish date Thursday. October 1st, 2015

Xóm “lò đất”

Đến làng gốm Nhạn Tháp - Vân Sơn, điều dễ nhận đầu tiên là sự chuyên cần của người dân trong từng thôn xóm, và mỗi vùng sống bằng một nghề chuyên biệt. Những sản phẩm như nồi đất, chậu đất, ấm đất, lò đất,… ngày ngày vẫn ra lò.

Sản phẩm của làng nghề không chỉ cung cấp cho nhu cầu tại địa phương mà đã vươn ra nhiều tỉnh thành trong nước. .

Người dân đi giao sản phẩm lò đất cho các đại lý.

Chị Cù Thị Nga (40 tuổi, ở thôn Vân Sơn, Nhơn Hậu), cơ sở làm lò đất (bếp gốm) của gia đình chị đang giải quyết ổn định cho 5 lao động, với thu nhập bình quân 150.000 - 200.000 đồng/người/ngày.

Hàng ngày, nhân công ở đây luôn tay với các công đoạn như làm cốt lò, nặn chỉnh dáng, phơi khô và đưa vào lò nung.

Qua thời gian, những chiếc lò đất dung dị luôn được thay đổi kiểu dáng theo từng yêu cầu công năng của người tiêu dùng (thông qua đại lý đặt hàng).

“Trước đây, chiếc lò chỉ toàn đất nung nhưng hiện đã được bọc tôn bên ngoài.

Điều này nhằm làm tăng độ bền và thẩm mỹ cho chiếc lò gốm đất.

Các đại lý hiện thu mua lò đất nung với giá 20.000 đồng/cái. Khi đến nhiều vùng xa, mỗi chiếc lò này có thể được nâng lên hàng trăm nghìn đồng”- chị Nga nói.

Theo ông Cù Văn Thanh (ở thôn Nhạn Tháp), làng gốm này hiện còn trên 30 hộ tham gia làm nghề, “đất nung” là nguồn chính của gia đình. Hai thôn Vân Sơn và Bắc Nhạn Tháp hiện có trên 100 lao động chuyên gia công gốm cho những hộ gia đình trong làng. 

Nhạy bén với đơn hàng

“Ngoài việc hướng mạnh vào sản xuất gốm mỹ nghệ đất nung, thời gian tới, chính quyền đang có dự tính xây dựng làng gốm Nhạn Tháp - Vân Sơn thành một trong những điểm tham quan độc đáo cho du khách đến Bình Định” .

Ông Lê Văn Chơn - Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hậu

Cũng theo chị Cù Thị Nga, nghề gốm Nhạn Tháp - Vân Sơn luôn phát triển đa dạng các mặt hàng.

“Trước đây khoảng mười năm, gia đình tôi tưởng đã bỏ nghề, vì ít được đặt hàng.

Thế nhưng nhờ sự thông tin kết nối từ một số đầu mối, tôi mới biết thói quen dùng sản phẩm gốm đang trở lại.

Họ có những đơn hàng yêu cầu làm rất khác kiểu truyền thống ở đây, thế nhưng chúng tôi cố gắng “động não” làm hoàn chỉnh. Vậy là lò gốm đỏ lửa!”- chị Nga cười.

Tại lò gốm của ông Cù Văn Sinh (ở Vân Sơn), đều đặn mỗi tháng sản xuất 3.000 sản phẩm gốm các loại, trị giá khoảng 300 triệu đồng.

Sản phẩm gốm nhà ông Sinh hiện cung cấp chủ yếu cho các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài 2 lao động chính trong gia đình, cơ sở sản xuất gốm của ông Sinh còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 thợ gốm địa phương.

“Làng gốm bây giờ liên tục “truy cập” thị trường.

Chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến khách hàng sau mỗi đợt xuất sản phẩm. Nếu có điểm nào không vừa ý, chúng tôi chỉnh sửa ngay.

Lực lượng nghệ nhân ở đây luôn phải năng động thực hiện tối đa các yêu cầu mẫu mã, kể cả những đơn hàng gốm mỹ nghệ, xây dựng rất phức tạp. Nhạy bén như vậy mới trụ được với nghề”-ông Sinh nói. 


Related news

cac-tau-ca-cua-ngu-dan-khanh-hoa-trung-dam-ca-ho Các tàu cá của ngư… vi-sao-ca-su-vang-viet-nam-co-gia-1-ty-con Vì sao cá sủ vàng…