Tôm thẻ chân trắng Độ mặn trong công nghệ biofloc nuôi tôm thẻ chân trắng

Độ mặn trong công nghệ biofloc nuôi tôm thẻ chân trắng

Author Tép Bạc (Lược dịch), publish date Thursday. December 19th, 2019

Mục đích của nghiên cứu này là so sánh độ mặn trong các hệ thông biofloc nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm tìm ra độ mặn thấp nhất giảm chi phí cho các mô hình nuôi tôm trong nội địa cách xa đất liền.

Mô hình nuôi tôm theo công nghệ biofloc được thử nghiệm với 3 độ mặn khác nhau.

Các hệ thống sử dụng công nghệ biofloc có tỉ lệ thay nước thấp, giảm hoặc loại bỏ ô nhiễm từ nước thải, cải thiện đáng kể an toàn sinh học, và có thể có thể được xây dựng trong đất liền, cách xa bờ biển, ở vùng đất có chi phí thấp hơn và gần với các khu đô thị lớn, nơi có nhu cầu tôm tươi rất lớn. Tuy nhiên chi phí nước biển nhập khẩu hoặc muối biển nhân tạo là một chi phí đáng kể trong các hệ thống nội địa, do đó mô hình nuôi tôm ở các hệ thống có độ mặn thấp nhất có thể để tối ưu hóa hiệu quả tài chính.

Điểm đồng áp suất thẩm thấu isosmotic cho tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương được báo cáo là ở độ mặn 24,7‰. Tuy nhiên các tài liệu kỹ thuật mâu thuẫn về tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương bị giảm ở độ mặn dưới điểm isosmotic và một số nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ sống của tôm ở các độ mặn khác nhau.

Mặc dù tôm thẻ chân trắng đã được sản xuất tại Hoa Kỳ - chủ yếu ở các ao ngoài trời và mật độ thả tương đối thấp từ 10 đến 40 con/m3 ở độ mặn từ 1 đến 15 ‰ như: Alabama, Arizona, Florida và Texas, nhưng không có đủ thông tin về sản xuất tôm quy mô thương mại trong các hệ thống biofloc thâm canh ở độ mặn thấp hoặc trung bình.

Bài báo này được điều chỉnh và tóm tắt từ ấn phẩm gốc (Nuôi trồng thủy sản 476 (2017) 29-36), so sánh chất lượng nước và sản lượng tôm trong một cơ sở nuôi tôm theo công nghệ biofloc và ở ba độ mặn khác nhau.

So sánh 3 độ mặn trong hệ thống nuôi tôm theo công nghệ biofloc

Tôm thẻ chân trắng PL8 được thả với mật độ 4.000 con tôm/m3 vào ngày 30/1 tại mương 3,2 mét nằm trong các cấu trúc nhà kính hình vòm được bao phủ bằng nhựa trong. Do nuôi tôm ở Mỹ trong mùa đông nên phải sử dụng nồi hơi để kiểm soát nhiệt độ nước. Hệ thống nồi hơi trung tâm duy trì nhiệt độ nước ở 29 độ C.

Tôm Post lần đầu được nuôi trong một bể ươm trong 54 ngày ở độ mặn 25 ‰, với sucrose - loại đường được tách ra chủ yếu từ mía đường hay củ cải đường - được bổ sung định kỳ để tăng tỷ lệ C: N và khuyến khích đồng hóa vi khuẩn dị dưỡng của amoniac trên cơ sở cần thiết. Tôm ban đầu được cho ăn (trong 16 ngày đầu tiên của ao ươm) với artemia sp mới nở và sau đó tôm được cho ăn với thức ăn thương mại ở các kích cỡ khác nhau tùy theo cỡ của tôm. Trong giai đoạn ươm, tôm được cho ăn dựa trên một phần trăm sinh khối tôm giả định, bắt đầu từ 15% sinh khối và giảm dần xuống 8,8%.

Trọng lượng tôm được lấy mẫu vào cuối giai đoạn ươm và có cân nặng 1,22 ± 0,02 gram. Tôm sau đó được đếm theo trọng lượng và 12.500 con tôm được thả vào mỗi mương trong 9 bể sản xuất, giống như bể được sử dụng cho giai đoạn vườn ươm nhưng thêm máy sục khí vào để tăng oxy và thúc đẩy tuần hoàn nước. 9 mương này được phân ngẫu nhiên vào các phương pháp xử lý độ mặn khác nhau:

  • Độ mặn thấp (10 ‰) (LS),
  • Độ mặn trung bình (20 ‰) (MS)
  • Độ mặn cao (30 ‰) (HS).

Mỗi bể nuôi nhận được cùng một lượng thức ăn ở mỗi lần cho ăn. Trọng lượng tôm được ước tính một lần mỗi tuần bằng cách cân 5 nhóm 10 con tôm từ mỗi mương, và các con tôm được nuôi thử nghiệm trong 8 tuần.

Thu hoạch tôm trong thử nghiệm.

Các chỉ số sản xuất tôm từ nghiên cứu này nhìn chung ở mức chấp nhận về mặt thương mại, bất kể các giá trị độ mặn. Một hiện tượng tôm chết ở một trong các mương LS dẫn đến sản lượng tôm thấp hơn trong chế độ ăn ở đó. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể trong bất kỳ chỉ số sản xuất tôm nào giữa các độ mặn. Tốc độ tăng trưởng cao và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp, và hình thức bên ngoài của tôm thu hoạch tốt.

Các mức độ mặn trong mương được ổn định trong suốt nghiên cứu và có sự khác biệt đáng kể giữa các độ mặn. Nồng độ của các ion chính tương ứng với độ mặn, nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa giá trị canxi và kali của độ mặn cao và thấp. Về pH, nó cao hơn đáng kể trong độ mặn thấp 10‰, tiếp theo là 20 ‰ và sau đó là độ mặn 30 ‰.

Nồng độ oxy hòa tan (DO) tương đối ổn định và được duy trì ở mức cao để đảm bảo nó không đạt đến mức độ gây căng thẳng. Có sự khác biệt đáng kể giữa các độ mặn liên quan đến nồng độ DO buổi sáng: HS> MS> LS; và có sự khác biệt đáng kể về mức độ DO giữa các độ mặn LS và MS và giữa các độ mặn HS và MS: HS, LS> MS.

Nồng độ chất rắn lắng đọng cao hơn đáng kể trong độ mặn 30‰ so với độ mặn 10‰ . Không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ amoniac và chỉ số BOD (mức độ ô nhiễm bởi các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học) giữa 3 độ mặn.

Nghiên cứu này cho thấy ba độ mặn 10‰, 20‰, 30‰ có sản lượng tôm tương đương trong các hệ thống biofloc quy mô thương mại do đó sẽ tiết kiệm đáng kể nước biển bằng cách nuôi tôm biển ở độ mặn thấp 10‰. Khi xem xét giá muối biển nhân tạo cho bất kỳ cơ sở nuôi trồng thủy sản nào nằm cách xa đại dương, các khoản tiết kiệm nước này thể hiện sự tiết kiệm chi phí trực tiếp. Tỷ lệ thay nước thấp trong nghiên cứu này cũng giúp giảm lượng nước biển sử dụng và bảo vệ cho việc nuôi tôm trong đất liền.


Related news

anh-huong-tao-doc-den-au-trung-tom-the-chan-trang Ảnh hưởng tảo độc đến… quy-trinh-nuoi-tom-the-chan-trang-trong-ao-ban-noi Quy trình nuôi tôm thẻ…