Đu đủ chất lượng cao nhờ bón phân tốt
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển ngoài đạm, lân, ka li còn có các chất trung và vi lượng, giúp cho cây đu đủ phát triển cân đối khỏe mạnh, cây chắc mập, lá dày màu xanh sáng, ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, quả to chắc, màu sắc đẹp, tăng hương vị thơm và ngọt mát.
Trong ảnh: Văn Điển là phân bón được nông dân huyện Phúc Thọ (Hà Nội) thường xuyên sử dụng cho cây đu đủ. Ảnh: Tư liệu
Hạn chế bón đạm, phân hóa học
Đu đủ là cây thích hợp với đất giàu chất hữu cơ, tơi xốp, thoát nước tốt, độ PH từ 5,5 đến 6,5. Đu đủ có thời gian sinh trưởng ngắn, sản lượng cao, ra hoa quả chín quanh năm, yêu cầu phân bón rất lớn. Vì vậy, nên bón nhiều phân chuồng, phần NPK có tỷ lệ cân đối hợp lý, có các chất trung và vi lượng, hạn chế dùng phân hóa học, hạn chế tối đa bón đạm vì cây dễ bị lốp (tốt lá, xấu quả), dễ hấp dẫn côn trùng gây hại, lượng đạm Ni tơ rát (N03) trong quả cao gây đắng chát và ngộ độc. Đồng thời, để có năng suất cao, quả ngon và an toàn, cần tạo môi trường đất thông thoáng, có độ PH thích hợp, không chứa chất độc hại và các tác nhân gây bệnh như virus, tuyến trùng. Nắm được đặc tính của đu đủ như vậy, đại đa số nông dân đã chọn phân Văn Điển bón cho đu đủ rất hiệu quả.
Huyện Phúc Thọ (Hà Nội) trồng nhiều đu đủ. Chia sẻ về hiệu quả của phân Văn Điển, bà Nguyễn Thị Tuyết - Phó phòng Kinh tế huyện cho biết: "Lân Văn Điển không phải là phân hóa học, là loại khoáng thiên nhiên nên bón cho cây không để tồn dư chất độc hại cho đất và cây trồng. Ngoài ra, phân còn có đầy đủ các chất trung và vi lượng như canxi, magiê, silic, lưu huỳnh… Các chất này không những có lợi cho cây trồng mà còn có tác dụng khử và trung hòa các chất độc gây hại bộ rễ, giúp cân bằng dinh dưỡng, hạn chế bệnh xoăn lá virus và tuyến trùng".
Đồng tình với ý kiến của bà Tuyết, ông Hoàng Văn Tùng - Giám đốc HTX nông nghiệp Thanh Đa cũng rất tâm đắc với phân Văn Điển. "Phân đa yếu tố NPK Văn Điển ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng. Phân cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu cho cây trồng với thành phần hợp lý nên giúp cây đu đủ phát triển cân đối khỏe mạnh, cây chắc mập, lá dày màu xanh sáng, ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, quả to chắc, màu sắc đẹp, tăng hương vị thơm và ngọt mát. Ngoài ra, phân Văn Điển còn có tác dụng cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh như: Xoăn lá, tuyến trùng, nhện đỏ, rệp, rầy…" - ông Tùng cho biết.
Cách bón phân cho cây đu đủ
Đu đủ là cây rất cần nước nhưng sợ úng, thường xuyên cung cấp đủ nước cho quả mau lớn đều. Vì vậy, cần khống chế chiều cao cây dưới 2m bằng cách cắt ngọn, chát bùn rơm hoặc bọc nylon để kích thích cây ra các ngọn mới, chọn 2 - 3 ngọn mới khỏe mạnh phân đều theo các hướng. Rễ đu đủ ăn nông nên dễ đổ ngã do gió, cây ra hoa quả chín quanh năm. Do đó, nên chia làm nhiêu lần bón khoảng 3 - 4 lần trong năm. Đu đủ cũng cần kali nhiều hơn đạm, lân. Vì vậy, nên bón đủ kali tăng chất lượng ngọt giòn. Ngoài đạm, lân, kali, cây cần khá cao về vi lượng, đặc biệt là Bo. Khi thiếu Bo, trái non rụng nhiều, trái thường sần sùi biến dạng, năng suất, chất lượng kém. Do rễ ăn nông nên bón phân ngay lớp đất mặt, kết hợp với xới đất nhẹ, lấp đất và vun chống đổ đồng thời làm đứt rễ về dễ bị tuyến trùng xâm nhập
Bón lót: Một cây 5 -10kg phân hữu cơ, 1 - 2kg phân lân VănĐiển: Đào hố, bón phân hữu cơ, phân lân, lấp đất kín, trồng cây. Bón thúc khi cây còn non 1 năm, 1 cây. NPK Văn Điển : 12 - 8 - 12 hoặc NPK Văn Điển: 16 - 6 - 16, bón từ 1- 1,5kg, chia làm 4-6 lần, lần 1 sau trồng 15 - 20 ngày sau đó định kỳ 2-3 tháng bón 1 lần. Khi đu đủ có quả cũng bón 1 trong 2 loại NPK Văn Điển như trên. Bón 1 năm 1 cây 3-4kg, chia theo định kỳ 1-2 tháng 1 lần. Rắc phân xung quanh gốc, cách gốc 20 - 30cm, lấp đất kín phân kết hợp với tưới nước đủ ẩm.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao