Tin nông nghiệp Dùng phân bón NPK Văn Điển cho cây lúa nếp

Dùng phân bón NPK Văn Điển cho cây lúa nếp

Author KS Nguyễn Xuân Thự, publish date Monday. March 14th, 2016

Bón cân đối trung vi lượng

Theo kết quả nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng cho thấy, để có được 8 tấn thóc nếp chất lượng cao/ha, cây lúa lấy đi từ đất khoảng 95kg N, 60kg P2O5, 75kg K2O, 612kg SiO2, 540kg CaO, 55kg MgO, 16kg S, 2kg Fe, 0,4kg Zn, 0,2kg B, 0,03kg Cu, 0,02kg MO. Như vậy ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng là đạm, lân, kali, silic lúa nếp còn cần rất nhiều các yếu tố dinh dưỡng khác như canxi, magie, lưu huỳnh và các chất vi lượng...

Cũng qua nghiên cứu thực nghiệm, người ta thấy rằng nếu chỉ bón NPK hoặc phân đơn không đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng, đặc biệt trên các nền đất nghèo dinh dưỡng thì chất lượng gạo nếp giảm như độ dẻo kém, ít thơm, cơm nhạt, đặc biệt rất dễ đổ non và nhiễm sâu bệnh. Khi phân tích trong gạo thì hàm lượng amino pectin chiếm dưới 60%. Khi bón cân đối đầy đủ tất cả các yếu tố dinh dưỡng, trung lượng, vi lượng thì hàm lượng amino pectin trong gạo tăng cao lên rất nhiều, đây là chất quyết định độ dẻo của lúa nếp.

Thực tế canh tác hiện nay, bà con thường gieo trồng lúa nếp trên nền đất thiếu các chất dinh dưỡng trung vi lượng, đất chua. Mặt khác do hiểu biết về thổ nhưỡng, phân bón cũng như dinh dưỡng của cây lúa còn hạn chế nên bà con quen dùng phân đơn hoặc dùng phân hỗn hợp NPK thông thường chỉ có 3 thành phần dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali mà thiếu hoàn toàn hoặc thiếu hầu hết các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng, khiến cây lúa nếp sinh trưởng phát triển yếu, thân lá không cân đối, bộ lá thường rậm rạp, bản lá mỏng, màu sắc lá xanh, mềm, đẻ nhánh nhiều song tỷ lệ thành bông thấp, dễ nhiễm các loại bệnh như đạo ôn, đục lá, các loại sâu như rầy nâu, đục thân, cuốn lá, kéo theo sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, cơm ít dẻo, ít thơm, khó tiêu thụ trên thị trường.

Tuy nhiên, nhiều năm qua nông dân các địa phương như Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam... được tiếp cận với phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển thì chất lượng cơm gạo của lúa nếp được cải thiện rõ rệt.

Phân bón Văn Điển thỏa mãn nhu cầu cây lúa

Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển dùng bón lót có các loại ĐYT NPK 5.10.3 hàm lượng dinh dưỡng N=5%, P2O5= 10%, K2O = 3%, CaO = 16%, MgO = 8%, S = 1%, SO2 = 15% và các chất vi lượng kẽm, bo, sắt, đồng...

Tổng dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa là 58%, trong đó hàm lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng chiếm đến 40%, cao nhất so với tất cả các loại phân đang lưu hành trên thị trường, với lượng bón từ 450 - 500kg/ha, thỏa mãn tất cả nhu cầu về dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng cho cây lúa phát triển mạnh bộ rễ và dinh dưỡng cho thời kỳ lúa làm đòng, trỗ chín. Phân bón thúc ĐYT NPK 12.5.10 có hàm lượng dinh dưỡng N=12%, P2O5= 5%, K2O = 10%, CaO = 5%, MgO = 2%, S = 11%, SO2 = 4% và các chất vi lượng kẽm, bo, sắt, đồng...

Tổng dinh dưỡng đạt 49%, trong đó có đến 20% là dinh dưỡng các chất trung vi lượng thỏa mãn nhu cầu cho cây lúa đẻ nhánh phát triển chiều cao và tích lũy dinh dưỡng, tạo năng suất, với mức bón từ 450-500kg/ha là đáp ứng đầy đủ cho cây lúa để đạt năng suất cao. Như vậy sử dụng phân bón lót và thúc khép kín bằng phân bón ĐYT NPK Văn Điển giúp cây lúa khỏe, lá xanh sáng, lá dày, ít sâu bệnh, gốc chắc, ít đổ non, vỏ hạt sáng, năng suất cao, cơm dẻo, thơm, đậm được thị trường ưa chuộng.


Related news

xay-dung-mo-hinh-xung-kich-tu-chi-hoi Xây dựng mô hình xung… chon-cay-dau-xanh-dua-thay-cho-lua Chọn cây đậu xanh, dứa...…