Gạt bớt lòng tham, để có nông sản sạch
Để có nông sản sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP phục vụ người tiêu dùng không khó nhưng với điều kiện tiên quyết là người sản xuất, kinh doanh phải chấp nhận gạt bỏ bớt lòng tham, chỉ chăm chắm vào lợi nhuận.
Muốn có nông sản sạch, người sản xuất, kinh doanh phải gạt bỏ bớt lòng tham lợi nhuận
Làm nông sản sạch không khó
Nông sản “bẩn” thường không gây tác hại ngay tức khắc đến sức khỏe người sử dụng nên tâm lý chung vẫn còn thờ, xem nhẹ. Đó là nguyên nhân chính khiến nông sản “bẩn” vẫn còn đất song, thậm chí “sống khỏe” và chưa có dấu hiệu “đuối sức”.
Nói như ông Lê Văn Cường, Giám đốc Công ty Đà Lạt G.A.P (TP Đà Lạt, Lâm Đồng), làm nông sản sạch thật ra không khó, điều quan trọng là người sản xuất, kinh doanh có kìm hãm được lòng tham lợi nhuận để đặt mục tiêu đưa nông sản sạch đến tận tay người tiêu dùng hay không.
Theo ông Cường, làm rau sạch đúng nghĩa tốn rất nhiều công sức, kỹ thuật và tiền bạc, trong khi sản lượng không cao bằng “rau bẩn” được canh tác bằng phương pháp hóa học. Trong sản xuất nông nghiệp sạch, để đạt tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP, nhà sản xuất bắt buộc chỉ được sử dụng thuốc, phân bón hóa học ở mức độ tối thiểu, và chỉ khi thật sự cần thiết.
Thậm chí người sản xuất nông nghiệp còn phải tính toán cả chu kỳ sống của sâu bệnh để xuống giống, nhằm tránh bùng phát dịch bệnh vào mùa cao điểm trên cây trồng. Như vậy sẽ ít phải dùng thuốc.
Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp theo phương pháp sinh học, hữu cơ giá thành cao gấp 3 – 4 lần. Các loại nông sản sạch đưa ra thị trường thường tươi ngon, mềm, ngọt… Trong khi dung phương pháp hóa học dù cho sản lượng rất cao, lợi nhuận lớn nhưng chất lượng không tốt, tồn dư thuốc BVTV, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là điều không cần phải chối cãi.
Thu hoạch cà chua sạch
Ông Lê Văn Cường cho biết, hiện một số DN nông sản sạch có quy mô lớn tại Đà Lạt đã xây dựng thành công bộ tiêu chuẩn Global GAP (tên đầy đủ là Global Good Agricultural Practice, gọi là Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), đó là dấu hiệu tích cực. Cùng với đó là người tiêu dùng đã có ý thức bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình bằng việc sử dụng nông sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
Từ năm 1998, tại Đà Lạt đã có một DN xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế Global GAP, đây cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn này. Để có sản phẩm thật sự tươi ngon, chất lượng, an toàn, tất cả các loại rau của các công ty được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP đều sản xuất theo công nghệ tiên tiến, được sự tư vấn bởi các chuyên gia.
Sản xuất nông nghiệp đều được thực hiện trong nhà kính để ngăn chặn côn trùng, dịch bệnh, hạn chế tối đa sự tác động từ bên ngoài ở mức thấp nhất. Họ đã phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm khắt khe, xuyên suốt, bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, sơ chế và vận chuyển đi tiêu thụ.
Tự bảo vệ mình, sau đó đến cộng đồng
Ông Nguyễn Công Thừa, Giám đốc HTX DVNN tổng hợp Anh Đào Đà Lạt cho biết, hầu hết các cơ sở sản xuất rau công nghệ cao tại Đà Lạt đều ký hợp đồng cung cấp nông sản lâu dài cho những đầu mối tiêu thụ ổn định, có uy tín. Điều lo ngại nhất của họ là nông sản từ Trung Quốc ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam, khiến nông phẩm người Việt làm ra có những thời điểm bán không ai mua, cho không ai lấy.
Nguy hiểm hơn, nông sản Trung Quốc thường có hình thức tươi ngon do dung nhiều hóa chất, thuốc bảo quản nên không ít đầu mối tiêu thụ tại Việt Nam vì lòng tham lợi nhuận đã giới thiệu đây là nông sản chất lượng cao của Đà Lạt. Điều này khiến người tiêu dùng rất bị mắc lừa, mua hàng đắt mà chất lượng lại “bẩn”. Hành vi gian lận trên làm dơ bẩn thương hiệu rau sạch Đà Lạt.
Trong khi đó, theo ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng, người tiêu dùng bằng mắt thường không thể phân biệt được đâu là hàng sạch, đâu là nông sản bẩn. Ông Hưng khuyên người tiêu dùng nên lựa chọn mua nông sản sạch tại siêu thị, điểm bán có uy tín, được niêm yết rõ ràng về nguồn gốc.
Trồng rau sạch trong nhà lưới
Hiện nay, hầu hết các cơ sở tại Đà Lạt chỉ sản xuất được nông phẩm sạch với số lượng có hạn, để nâng cao uy tín và thương hiệu, nhà sản xuất thường không bán tràn lan ra thị trường mà nhập vào hệ thống siêu thị, các điểm bán có uy tín bằng những ràng buộc rõ ràng trong hợp đồng. Những sản phẩm có uy tín, thương hiệu đều đã được gắn mác “nông sản Đà Lạt”.
“Thậm chí, tại Đà Lạt đã có doanh nghiệp còn cam kết, sẽ bồi thường và trọng thưởng cho khách hàng phát hiện ra nông phẩm của họ không đạt tiêu chuẩn Global GAP. Như vậy, thức sản xuất nông sản sạch ngày càng được chú trọng”, ông Hưng nói.
Theo Phòng Kinh tế TP Đà Lạt, những năm gần đây rau Đà Lạt đã vươn tới nhiều thị trường khó tính ở châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản… điều đó cho thấy một nên nông nghiệp cao cấp để phục vụ người tiêu dùng đang hiện hữu. Tuy nhiên, để thương hiệu rau sạch Đà Lạt không bị hàng Trung Quốc và nông sản chất lượng tệ bôi bẩn ngay sân nhà lại là một bài toán khó mà cơ quan quản lý nhà nước đến nay vẫn loay hoay chưa tìm được cách giải.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao