Gây mê gia cầm bằng khí CO2 mối quan tâm trên toàn thế giới
Có hai loại hệ thống gây mê thương mại được sử dụng cho gia cầm, hệ thống bồn nhúng nước và bằng khí CO2 được kiểm soát. Bồn nhúng nước là hệ thống được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2013 quy định mới của EU 1099/2009 được ban hành. Luật này bảo vệ động vật tại thời điểm giết chết và mô tả chi tiết các hệ thống phải thực hiện những gì và làm thế nào để giết mổ động vật. Đối với hệ thống nhúng nước, cần xác định dòng nước tối thiểu (MAMP) cho mỗi gia cầm. Lượng nước yêu cầu nhằm tránh mất ý thức ở các loài chim từ đó gây mất chất lượng thịt. Đây là một trong những lý do tại sao đa số các bộ xử lý của châu Âu đã chuyển sang hệ thống gây mê bằng CO2.
Một trong những công ty cung cấp hệ thống như vậy là Công Nghệ chế biến thực phẩm Meyn BV từ Oostzaan, Hà Lan. Theo Wouter Veerkamp, nhà nghiên cứu chế biến gia cầm cho biết: "Meyn đã theo sát sự phát triển của hệ thống gây mê bằng CO2 từ những năm 1990. Bởi vì những hệ thống gây mê bằng khí CO2 đầu tiên đã không đáp ứng được các tiêu chí của Meyn. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu để phát triển một hệ thống CO2 mới ".
Trong hệ thống Meyn, gia cầm vẫn còn ở trong ngăn hoặc thùng suốt giai đoạn gây mê, việc xử lý và vận chuyển gia cầm còn sống được loại bỏ hoàn toàn.
Năm 2009, Meyn quyết định thực hiện việc này cùng với công ty Mỹ Praxair. Veerkamp cho biết thêm: "Chúng tôi nhận thấy rằng Praxair có công thức CO2 tốt nhất và trong hợp tác phát triển, chúng tôi sẽ tạo ra một hệ thống CO2 đa năng mới. Rất nhiều quyền lợi động vật được quan tâm trong quá trình này. Khi gia cầm ở trong ngăn hoặc thùng chứa chờ gây mê thì không được xử lý và vận chuyển chúng. Điều này phần lớn làm giảm căng thẳng và từ đó hạn chế nguy cơ chấn thương ở các loài chim. Việc xây dựng tủ kín để nồng độ CO2 đi vào phải được quản lý tốt trong mỗi giai đoạn của quá trình và tự động hiệu chỉnh vào đầu mỗi chu kỳ. Điều này đã được một vài chuyên gia phúc lợi, các nhà khoa học quốc tế chứng nhận là không gây ra đau đớn và cải thiện chất lượng sản phẩm. Trong hệ thống gây mê bằng CO2 của Meyn, một công thức được sử dụng cho tất cả các loài, kích thước và trọng lượng của gia cầm. Hệ thống gây mê CO2 đa năng của Meyn tạo thành một phần không thể tách rời của hệ thống xử lý gia cầm sống Meyn. Cả 2 cấu hình mới và hiện tại có thể được mở rộng với hệ thống gây mê sáng tạo này. "
Tăng lãi suất đối với hệ thống gây mê bằng khí CO2
CO2 được sử dụng cho các hệ thống gây mê không được sản xuất tại nhà máy chế biến. Nó thường là sản phẩm còn lại của ngành công nghiệp thép và hóa chất. Vì vậy, CO2 gây mê không thể tự thải vào khí quyển. Tuy nhiên, ở một số vùng hoặc địa điểm trên thế giới, rất khó có CO2 và nếu khoảng cách đến nguồn quá xa thì chi phí sẽ rất tốn kém. Meyn biết rằng ngày càng có nhiều nước trên thế giới quan tâm đến hệ thống gây mê CO2 đa năng. Ví dụ, Úc, Nga, Mỹ, Canada và các quốc gia Nam Mỹ. Lý do là ở những nước này, phúc lợi động vật và không xử lý gia cầm sống ngày càng được chú trọng. Cũng tại hội chợ thương mại, như IPPE 2016 tại Atlanta và Agroprodmash năm 2015 ở Moscow, gây mê bằng khí CO2 là một chủ đề lớn.
Hệ thống gây mê bằng khí CO2 – công nghệ thân thiện nhất đối với động vật
Marien Gerritzen- nhà nghiên cứu cấp cao người Hà Lan nghiên cứu chăn nuôi tại Wageningen UR, bộ phận phúc lợi động vật có rất nhiều kiến thức về hệ thống khí gây mê. Ông cũng là một đại diện của Hà Lan trong cácchủ đề khoa học của Liên minh châu Âu. Kể từ năm 1996, ông đã tham gia vào việc nghiên cứu hệ thống gây mê giai đoạn hai. "Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng gây mê CO2 giai đoạn hai là hệ thống tốt nhất. Nếu bạn nhìn vào toàn bộ quá trình gây mê, bao gồm cả cùm chân, nó cũng là một hệ thống thân thiện với động vật. Đại học Glasgow và Đại học Bristol ở Anh đã đưa ra cùng một kết luận".
Theo Gerritzen, hệ thống gây mê bằng khí khác nhau có sẵn trên toàn thế giới. "Hệ thống Marel Stork nhẹ nhàng xếp dọn gà vào một vành đai giống như tấm bạt lò xo rồi vận chuyển chúng vào hệ thống gây mê. Chúng được tiếp xúc dưới 40% CO2 trong một phút sau đó mức độ CO2 được tăng dần đến tỷ lệ cao hơn. Tại Thực phẩm Meyn dưới cơ chế gây mê áp dụng cùng một quá trình, chỉ trong trường hợp gà con hoạt động, cùng với các thùng vận chuyển, trong thiết bị gây mê, nồng độ CO2 được tăng dần ở các bước tiếp theo. " Theo các nhà nghiên cứu cấp cao, một phút 40 % CO2 đủ để làm choáng các loài động vật, điều này được chứng minh ở nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Theo Gerritzen, tỷ lệ CO2 được tăng lên từ từ là rất quan trọng. "Nếu không nguy cơ giảm chất lượng sản phẩm sẽ rất cao do co giật cơ bắp đột ngột."
Quá trình gây mê có thể được quan sát qua cửa sổ dọc theo toàn bộ đường hầm của hệ thống Stork. Ảnh: Marel Stork
LAPS – gây mê với áp khí quyển thấp
Tại Anh, theo Gerritzen, công nghệ gây mê bằng khí thường được áp dụng với công thức nitơ / argon, chủ yếu là bởi vì argon dễ dàng có được ở đất nước này. "Các hoạt động diễn ra tương tự như đối với gây mê bằng khí CO2 nhưng đã có những bất lợi vì co giật cơ nghiêm trọng và do đó làm giảm chất lượng. Đó là lý do tại sao các lò giết mổ ở Anh bây giờ thêm CO2 để hạn chế tình trạng mất đi chất lượng. "Hiện nay, hệ thống gây mê LAPS ở Mỹ (gây mê áp khí quyển thấp) đã được Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) phê duyệt. LAPS dần dần làm giảm áp suất không khí trong cabin nơi gà được đưa vào để chúng có thể hít ít oxy hơn. Gerritzen nói, "Tôi không biết giá mua của hệ thống này, vì vậy tôi chỉ có thể nói rất ít về nó so với việc lắp đặt CO2 gây mê. Có một lợi thế là trong mọi trường hợp, bạn không cần CO2 hoặc khí khác. "
Hiện nay, EU có yêu cầu rất nghiêm ngặt liên quan đến các thiết bị gây mê. Ở các nước khác trên toàn thế giới, yêu cầu này đang dần trở nên chặt chẽ hơn. Gerritzen cho biết: "Tôi nghĩ kỹ thuật của bồn nhúng gây mê sẽ tồn tại lâu dài, vì đó là cách rẻ nhất. Ở một số nước, nếu pháp luật nghiêm ngặt thì hệ thống gây mê bằng khí sẽ được ứng dụng nhanh hơn, như gây mê bằng khí CO2. Tuy nhiên, tôi mong đợi rằng, năng suất chất lượng sản phẩm cải tiến của CO2 gây mê sẽ là tác nhân kích thích chính để chuyển đổi. "
Gây mê gia cầm- ccience làm cơ sở
Hệ thống kiểm soát không khí gây mê đầu tiên trên thế giới (CAS) cho gia cầm được sản xuất bởi Marel Stork Chế Biến Gia cầm BV, nằm trong Boxmeer (Hà Lan). "Dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu trong đầu những năm 1990, chúng tôi đưa ra hệ thống kiểm soát không khí gây mê đầu tiên CAS trong năm 1996. Tim van Schaik- chuyên gia sản phẩm xử lý gia cầm sống tại Marel Stork cho biết “hệ thống gây mê đầu tiên của chúng tôi, CAS SmoothFlow, là kết quả của ba thập kỷ nghiên cứu cũng như trải nghiệm thị trường và khách hàng ".Trong 30 năm qua, một số trường đại học trên toàn thế giới đã nghiên cứu đề tài về bầu không khí gây mê.
Một hệ thống thùng nghiêng được sử dụng để xử lý những con chim sau khi gây mê trong hệ thống Meyn. Ảnh: Nhóm thực phẩm Meyn
"Chúng tôi đã hợp tác với nhiều viện nghiên cứu trên toàn thế giới như Viện Roslin thuộc Đại học Edinburgh," Van Schaik nói. "Công nghệ chúng tôi áp dụng được hỗ trợ bởi hàng chục ấn phẩm khoa học." Hệ thống CAS SmoothFlow Stork độc nhất ở chỗ có sự bổ sung điều chỉnh O2, bên cạnh CO2. Van Schaik: "Dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học, chúng tôi sử dụng khí CO2 và O2 với nhau nhằm tạo thành một hỗn hợp tối ưu cho gà giò để quá trình bất tỉnh diễn ra thông suốt." Hệ thống SmoothFlow có thể bao gồm lên đến năm phần bằng nhau, mỗi phần đều có lập trình không khí kiểm soát. Trong giai đoạn cảm ứng, gà giò bất tỉnh từ từ. Việc kiểm soát tốt các hỗn hợp không khí trong các phần tiếp theo đảm bảo quá trình chuyển giao trơn tru đến giai đoạn hoàn thành.
Nguyên tắc vào trước ra trước
Hệ thống SmoothFlow Stork xử lý gia cầm theo nguyên tắc vào trước ra trước. Van Schaik: "theo kết quả của việc thiết lập nội tuyến thẳng, quá trình liên tục này ấn định cùng thời gian gây mê và mức độ không khí đối với mọi gà giò. Một ưu điểm khác của thiết lập tuyến tính này là việc loại bỏ gà DOA (chết trên đường đi) trước khi bước vào quá trình gây mê. "Một số nước và khu vực không chấp nhận cách nhập gà DOA vào các thiết bị gây mê.
Cũng như Veerkamp nhấn mạnh, chuyên gia hệ thống Marel Stork xác nhận rằng việc treo gà bị gây mê là điểm khác biệt lớn nhất của gây mê bằng khí so với bồn nhúng. Van Schaik cho biết thêm, "Nhìn qua cửa sổ dọc theo toàn bộ đường hầm, chúng tôi có thể kiểm tra phản ứng của gà trong quá trình gây mê nội tuyến. Các hệ thống Marel Stork thế hệ mới gây mê gà trong vòng năm phút; gây mê bằng khí dẫn đến một quá trình gây mê không thể đảo ngược. "
Marel Stork thấy được mối quan tâm toàn cầu ngày càng cao trong hệ thống gây mê bằng không khí. Theo Van Schaik, có nhiều khía cạnh liên quan với nhau khi chọn bồn nhúng hay gây mê bằng khí. "Những mối quan tâm khác nhau được đưa vào xem xét, chẳng hạn như quyền lợi động vật, an toàn thực phẩm, các quy định, vệ sinh, yêu cầu tôn giáo, và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống gây mê bằng khí có dấu ấn lớn hơn so với hệ thống bồn nhúng, vì vậy không gian có sẵn có thể là một lý luận quyết định. Khách hàng của chúng tôi chọn gây mê CAS hoặc bồn nhúng dựa theo nhu cầu và những ưu tiên khác nhau của họ. Nhiệm vụ của chúng tôi là cung cấp giải pháp nào phù hợp nhất với tình hình của họ "
Nguồn: World Poultry, 06/04/2016
Biên dịch: NGỌC THƠ
Biên soạn: 2LUA.VN
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao