Tôm thẻ chân trắng Giải pháp giảm rủi ro cho người nuôi tôm ở bạc liêu

Giải pháp giảm rủi ro cho người nuôi tôm ở bạc liêu

Publish date Saturday. March 14th, 2015

Bên cạnh là áp lực nước mặn thay đổi theo mùa, vào mùa khô độ mặn thường rất cao, mực nước trong ao thấp do hiện tượng bốc hơi nước, mùa mưa thường độ mặn giảm đột ngột và lúc này là cơ hội thuận lợi cho nhiều loại bệnh phát triền và bùng phát.

Nhiều người nuôi tôm thừa nhận những năm trước 2010 nuôi tôm dễ, cũng có rủi ro nhưng ít và chủ yếu là gặp ở vụ nuôi trái vụ, 2 năm nay hầu như các tháng trong năm đều khó nuôi do môi trường ao nuôi luôn biến động, dịch bệnh phát sinh nhiều, giá các loại nguyên liệu đầu vào luôn tăng, giá sản phẩm không ổn định, có thời điểm xuống thấp làm người nuôi không có lãi.

Theo thống kê ngành nông nghiệp, chỉ tính trong năm 2011, tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại là trên 23.000 ha, riêng diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh thiệt hại trên 10.000 ha, 9 tháng đầu năm 2012 diện tích tôm thiệt hại ở các mô hình nuôi là gần 14.000 ha, trong đó nuôi thâm canh, bán thâm canh có gần 6.000 ha thiệt hại, cao hơn 4.500 ha so với cùng kỳ năm 2010.

Có thể thấy nuôi tôm gần đây nổi lên 1 số vấn đề như sau:  

- Năng suất tôm nuôi/ ha có xu hướng tăng so với các năm trước, nhưng sản lượng chung thấp hơn nhiều. Theo thống kê ngành nông nghiệp Bạc Liêu, sản lượng tôm nuôi 9 tháng 2011 là 38.463 tấn giảm 14.454 tấn so cùng kỳ 2010, 9 tháng 2012 là 44.718 tấn tăng so cùng kỳ 2011 nhưng giảm 8.199 tấn so cùng kỳ 2010.

- Giá tôm nguyên liệu 9 tháng đầu năm 2012 loại tôm sú 30 con/kg từ 125 ngàn đến 130 ngàn đồng/kg giảm 30% so cùng kỳ 2011, trong khi  giá các loại đầu tư đầu vào như thức ăn, xăng dầu, điện, kết hợp với sản lượng tôm không được cải thiện thì việc thua lỗ là không thể tránh khỏi.

- Xu hướng chung của nuôi tôm hiện tại hiệu quả sản xuất chưa cao.

- Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại như kỹ thuật nuôi còn yếu, thiếu đầu tư hợp lý, quá trình nuôi còn trông chờ nhiều vào may rủi.

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho thời tiết chuyển biến theo chiều hướng bất lợi làm môi trường nước ao nuôi luôn biến đổi theo chiều hướng xấu, một số loại bệnh mới xảy ra mà hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân, người nuôi tôm gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý môi trường ao nuôi, bên cạnh là chất lượng thức ăn, thuốc thú y thủy sản và con giống kém làm cho vụ nuôi không tránh khỏi rủi ro.

Trước diễn biến dịch bệnh trên tôm nuôi, thời gian qua các ngành chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu đã có nhiều giải pháp tích cực tới người nông dân như: xác định lịch thời vụ nuôi cho từng mô hình, khuyến cáo nuôi thưa, cảnh báo thời tiết, dịch bệnh, ô nhiễm, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, tuyên truyền khuyến cáo nông dân nuôi tôm phát huy ý thức cộng đồng trong việc quản lý môi trường, áp dụng quy trình nuôi khép kín, sử dụng các chế phẩm sinh học để quản lý môi trường ao nuôi nhằm hạn chế thiệt hại do dịch bệnh lây lan, khuyến cáo người nuôi kiên quyết loại trừ các loại vật tư, con giống kém chất lượng, không nóng vội thả giống khi chưa chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, các yêu cầu cần thiết cho vụ nuôi.

Tuy nhiên, trước hạn chế về chất lượng nguồn nước, hệ thống thủy lợi còn chưa đồng bộ, chất lượng con giống và các loại vật tư như thức ăn, thuốc hóa chất, nhiên liệu chưa được cải thiện, tính cộng đồng vẫn chưa được giải quyết triệt để…nên tôm nuôi vẫn bị chết hàng loạt ở nhiều vùng.

Ông Huỳnh Quốc Khởi, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu chia sẻ: do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết chuyển biến ngày càng có chiều hướng xấu đã phát sinh nhiều yếu tố bất lợi, trong đó dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến khá phức tạp và điều lo lắng nhất hiện nay là vẫn còn nhiều nông dân chưa nắm vững kỹ thuật, còn nóng vội thả giống trong khi chưa thật sự chú ý tới việc cải tạo ao, quản lý môi trường nước ao nuôi và phòng trị bệnh cho tôm. Theo ông Khởi, để giảm thiểu những rủi ro, người nuôi tôm cần làm tốt một số vấn đề sau đây:

- Kiên quyết loại trừ các loại vật tư, con giống kém chất lượng.

- Tùy vào quy mô, điều kiện kinh tế từng hộ mà quyết định thả nuôi mật độ hợp lý.

- Không nóng vội thả giống, cần chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, móy móc, dụng cụ cần thiết trước khi thả nuôi.

- Chú trọng yếu tố con người (người nuôi tôm phải cẩn thận, gọn gàng, sạch sẽ, hiểu biết kỹ thuật và yêu nghề).

- Thường xuyên thăm ao để sớm phát hiện các hiện tượng khác thường, không để hiện tượng mất màu nước hoặc các yếu tố môi trường trong ao nuôi giao động, bằng cách luôn giữ mực nước ao nuôi tối thiểu 1,2 m, sử dụng các loại vôi Super Canxi, Dolomite, các loại khoáng, các loại vi sinh thật sự chất lượng để ổn định môi trường ao nuôi.

- Cần chăm sóc đúng cách không để thức ăn dư thừa, chỉ sử dụng khoảng 75 - 80% khẩu phần thức ăn đã định trong ngày, định kỳ 10 - 15 ngày nên xét nghiệm mẫu nước để sử dụng vi sinh đúng liều nhằm giảm chi phí và hạn chế được dịch bệnh.

- Không lạm dụng sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hóa chất trong suốt quá trình nuôi.

- Khi có biểu hiện khác thường trong ao cần tìm hiểu nguyên nhân hoặc báo cho cán bộ kỹ thuật để được tư vấn, hướng dẫn xử lý kịp thời

- Ghi chép mọi hoạt động, diễn biến của ao nuôi trong quá trình nuôi vì đây là cơ sở cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đánh giá chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và nhất là căn cứ để đưa ra phác đồ phòng ngừa và xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.


Related news

giun-bien-loc-nuoc-cho-tom-nuoi Giun biển lọc nước cho… nguyen-nhan-cua-benh-hoai-tu-gan-tuy-o-tom-doc-to-tao-hay-bacteriophages Nguyên nhân của bệnh hoại…