Tin nông nghiệp Giảm lưu huỳnh trên đất lúa ở ĐBSCL

Giảm lưu huỳnh trên đất lúa ở ĐBSCL

Author GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, publish date Thursday. August 5th, 2021

Đất ở ĐBSCL hầu hết đều chứa vật liệu sinh phèn, có thể bị oxy hóa S thành dạng sulfate tan trong nước, thành phèn hoạt động, gây chua và gây độc cho cây trồng.

Vật liệu sinh phèn và phèn hoạt động. Đồ hoạ: Bảo Vệ.

Đất ĐBSCL có nhiều lưu huỳnh

Đất ở ĐBSCL hầu hết đều có chứa vật liệu sinh phèn. Vật liệu này được cấu tạo bởi lưu huỳnh (S), do đó hàm lượng S trong đất ĐBSCL khá cao. Vật liệu sinh phèn được tạo ra từ sự kết hợp giữa chất sắt trong phù sa sông và S trong nước biển dưới rừng ngập mặn trong thời kỳ lấn biển. Lưu huỳnh trong vật liệu sinh phèn ở dạng lưu huỳnh - sắt (Pyrite, FeS2), không tan trong nước và cũng không gây độc cho lúa.

Chỉ khi nào vật liệu sinh phèn này tiếp xúc với không khí, oxy hóa S thành dạng sulfate tan trong nước, thành phèn hoạt động (KFe3(SO4)2(OH)6) mới gây chua và gây độc cho cây trồng. Ở điều kiện yếm khí, đất có chứa vật liệu sinh phèn luôn mềm nhão, màu xám xanh rất dễ nhận biết và khi thành phèn hoạt động có đốm phèn màu vàng rơm.

Cách canh tác không đúng làm gia tăng ngộ độc lưu huỳnh

Mặc dù S là dưỡng chất trung lượng của cây trồng, nhưng khi hiện diện trong đất ở thể hòa tan với lượng lớn sẽ gây chua và độc cho cây. Trong canh tác lúa ở ĐBSCL, để giảm ngộ độc S thì không nên làm những việc sau đây:

- Để vật liệu sinh phèn tiếp xúc với không khí: Khi đào mương lên liếp, đào kênh thủy lợi hạn chế đưa vật liệu sinh phèn lên mặt đất; không để ruộng khô nứt xuống đến tầng đất có chứa vật liệu sinh phèn.

- Cày xới chôn vùi rơm rạ vào đất ngập nước ở đất phèn: Khi vùi rơm rạ vào đất ngập nước, S dạng sulfate sẽ nhanh chóng bị khử thành dạng sulfide (hydrogen sulfide, H2S), dạng này rất độc cho rễ lúa ngay cả một lượng rất nhỏ. Lưu huỳnh dạng này vừa tan trong nước, vừa bay hơi nên nó rất di động.

- Bón phân có chứa nhiều S: Những loại phân có chứa nhiều S như phân Ammonium sufate (còn gọi là phân SA) có chứa 24% S; phân kali sulfate (còn gọi là phân SOP, có chứa 18% S); phân NPK-S, có chứa 13% S….  

Tác hại của ngộ độc S trên lúa

Ảnh hưởng đến rễ: Lúa bị ngộ độc có rễ thô, kém phát triển, màu nâu đậm đến đen. Rễ không thở được vì vậy không đủ năng lượng để hấp thu dinh dưỡng khoáng, nhảy chồi kém.

Ảnh hưởng đến lá: Lá lúa non bị mất màu xanh phần thịt lá. Lá trưởng thành có màu nâu đỏ giảm khả năng quang hợp của lá, ảnh hưởng đến biến dưỡng đường bột của lúa.

Lúa dễ bị bệnh: Do lúa thiếu dinh dưỡng và bị ngộ độc nên dễ nhiễm bệnh đốm nâu. Lúa chết khi ngộ độc nặng, nhất là ở những chỗ thấp trủng.

Biện pháp giảm ngộ độc S trên lúa

Không để vật liệu sinh phèn tiếp xúc với không khí: Khi đào mương lên liếp phải biết vật liệu sinh phèn ở độ sâu nào trong đất để tránh không đưa lên mặt liếp; không để đất khô, nứt sâu đến tầng vật liệu sinh phèn.

Làm rãnh nước trong ruộng lúa: Rãnh dùng để thoát kiệt nước ruộng khi thấy lúa có triệu chứng bị ngộ độc S. Rãnh có kích thước rộng 1 gang tay (20 cm), sâu 1 gang tay, các rãnh cách nhau 6-9 m. Rãnh nước còn giúp hạn chế hiện tượng “dồn” độc chất khi bơm nước.

Xử lý rơm rạ: Khi vùi rơm rạ ở đất phèn ngập nước phải xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh là vi khuẩn để phân hủy rơm rạ.

Không bón phân có chứa nhiều S: Nên bón lót phân vôi, tốt nhất là phân Đầu Trâu Mặn Phèn có hàm lượng P, Ca cao cùng với Si giúp gia tăng tính chống chịu của lúa. Bón thúc 1 và 2 phân NPK Đầu Trâu TE A1 và đón đòng NPK Đầu Trâu TE A2.

Cả 2 dòng phân NPK chuyên dùng cho lúa này chỉ có 2% S. Các sản phẩm phân Đầu Trâu Mặn Phèn và phân NPK Đầu Trâu TE A1 và đón đòng NPK Đầu Trâu TE A2 của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền nghiên cứu, sản xuất.

Lưu ý: Sau khi cày, xới nên có thời gian phơi đất khoảng 3 tuần, tiếp theo ngâm đất khoảng 2 tuần và rửa độc chất trước khi xuống giống.


Related news

phuc-hoi-cai-tao-le-dong-khe Phục hồi, cải tạo lê… trong-chanh-buoi-cong-nghe-blockchain-xuat-khau-di-chau-au Trồng chanh, bưởi công nghệ…