Tôm thẻ chân trắng Hệ Thống Nuôi Trồng Thủy Sản Tái Chế Nước Cục Bộ (PRAS)

Hệ Thống Nuôi Trồng Thủy Sản Tái Chế Nước Cục Bộ (PRAS)

Publish date Friday. October 17th, 2014

Hệ thống nuôi trồng thủy sản tái chế nước cục bộ (PRAS)

Hệ thống PRAS áp dụng kĩ thuật xử lý nước, cho phép một phần nước trong ao thủy sản được tái chế và đưa trở lại vào ao. Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước, các vấn đề về tính bền vững, hay có nhu cầu muốn tăng cường sự kiểm soát các điều kiện trong ao, công nghệ tái chế nước này này chính là bước tiến hóa về công nghệ trong hệ thống nuôi trồng thủy sản hiện đại.

Khi so sánh với hệ thống sử dụng dòng nước bên ngoài, PRAS giúp giảm đáng kể mức tiêu thụ nước, khối lượng nước thải và nguồn năng lượng có thể bị tiêu tốn. Với công nghệ tái sử dụng nguồn nước, các cơ sở có thể được lắp đặt ở nơi nguồn nước bị hạn chế, giúp cho các cơ sở đang hoạt động tăng sản lượng mặc cho nguồn nước bị thiếu hụt. Khi giảm được lương nước sử dụng, việc xử lý nguồn nước đi vào và nguồn nước thải ra trở nên kinh tế hơn. Nhờ đó, việc khử trùng nguồn nước đi vào và đảm bảo các yêu cầu sinh học trở nên hiệu quả hơn, công nghệ này còn làm cho tác động của các cơ sở nuôi trồng đối với môi trường được giảm nhẹ.

Hệ thống PRAS tập trung vào việc sử dụng một vài công nghệ xử lý nước đơn giản nhưng mang đến hiệu quả đáng kể giúp giảm số lượng nước sử dụng. Những công nghệ này thường bao gồm cân bằng khí và oxy hóa, cũng có thể bao gồm việc loại bỏ các chất rắn và khử trùng nhưng thường không bao gồm loại bỏ amoniac qua lọc sinh học. Các thông số chất lượng nước tuy không được nhắc đến một cách cụ thể nhưng được duy trì trong giới hạn cho phép bằng cách xả nước và thay thế một phần nước trong ao. Nhiệt độ nước phụ thuộc vào nhiệt độ nguồn nước đi vào nên có thể mang lại lợi ích kinh tế hơn hệ thống sử dụng dòng nước chảy qua khi dòng chảy giảm.

Do việc tháo nước và thay nước là nhằm kiểm soát nồng độ của một số chất gây ô nhiễm, tỷ lệ tái chế nước bị giới hạn do sự tích tụ các chất gây ô nhiễm không được xử lý như ammoniac. Tỷ lệ tối đa có thể đạt được mà không có sự bổ sung các quy trình xử lý cao cấp hơn sẽ phụ thuộc vào sinh khối và lượng thức ăn được cung cấp vào ao, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể về chất lượng nước của từng ao nuôi. Tỷ lệ tái chế cục bộ là từ 50 – 90 % trên tốc độ dòng chảy, phụ thuộc chủ yếu vào độ nhạy cảm của cá với nồng độ amoniac đậm đặc, tỉ lệ từ 50% đến 75 % là phổ biến nhất.

Khi tỷ lệ tái chế nước tăng, sự trao đổi nước trong hệ thống với bên ngoài giảm có thể khiến cho các chất gây ô nhiễm không xử lý được như ammoniac và chất cặn bã tập trung trong ao. Kết hợp thêm hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn để làm giảm sự tập trung các chất gây ô nhiễm này sẽ giúp tiết kiệm nước hơn do tỷ lệ tái chế nước tăng.

(Còn tiếp)

Source (trích lục): http://www.praqua.com/solutions/culture-systems/recirculating-aquaculture-systemsras

Biên dịch viên: Vân Anh

Ghi rõ nguồn www.2lua.vn khi trích dẫn, sao chép nội dung bài viết này.


Related news

he-thong-nuoi-trong-thuy-san-su-dung-dong-nuoc-chay-qua Hệ Thống Nuôi Trồng Thủy… he-thong-nuoi-trong-thuy-san-tuan-hoan-ras Hệ Thống Nuôi Trồng Thủy…