Mô hình kinh tế Hiếm dần cá niên

Hiếm dần cá niên

Publish date Thursday. November 26th, 2015

Theo lời một số người dân miền núi Ba Tơ, Sơn Hà...

thì cách đây khoảng 10 năm về trước, cá niên ở các con sông suối nhiều lắm. Chuyện thả lưới bắt được từ 3-5 kg/ngày/người là bình thường. Tuy nhiên thời gian gần đây, khi cá niên được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản, với giá bán rất cao nên số lượng người tham gia đánh bắt ngày càng đông.

Điều đáng lo ngại là thay vì sử dụng những hình thức đánh bắt truyền thống, như: Thả lưới, dùng đoọc...

để đâm, thì nay người dân thay thế bằng châm điện dẫn đến cá niên hiếm dần. Nhiều khi đi cả đêm chỉ bắt được từ 0,4-1 kg/người, anh Đinh Văn Hin (38 tuổi), ở xã Sơn Trung, huyện Sơn Hà, kể.

Nhu cầu tiêu thụ tăng, nhưng số lượng đánh bắt ít dẫn đến giá cá niên cũng tăng vọt, với giá bán hiện tại chợ thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà lên gần 400.000 đồng/kg, cao hơn gấp 2 lần so với thời điểm đầu năm.

Thiết nghĩ các cấp ngành chức năng của huyện tỉnh, cần tăng cường tuyên truyền; đồng thời xử lý nghiêm khắc kiểu đánh bắt bằng châm điện để bảo vệ cá niên. Được biết, cá niên được đồng bào thiểu số người Hre gọi là Cai-lin, còn người Kor gọi là Ca-da-lết, Jia-liếc...

cư trú tập trung nhiều ở những vùng nước sâu dọc các con sông, suối, dưới chân các con thác, ghềnh đá.

Kích cỡ của cá niên trung bình chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái người lớn. Tuy nhiên tại một số vùng như Trà Bồng, Tây Trà...

cá niên đánh bắt được to đến 2-3 ngón tay của người lớn.


Related news

diem-den-cua-dong-von-fdi Điểm đến của dòng vốn… can-day-nhanh-tien-do-thuc-hien-de-an-giao-rung Cần đẩy nhanh tiến độ…