Hiệu Quả Kinh Tế Từ Giống Gà Siêu Trứng VCN-G15
Với mục đích nâng cao năng suất, sản lượng trứng trong chăn nuôi gà, từ năm 2011 UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức tiếp nhận 2000 con gà giống siêu trứng VCN-G15 do Tổng cục V - Bộ Công an, Viện Chăn nuôi Quốc gia hỗ trợ và nuôi thử nghiệm tại trại chăn nuôi gà của gia đình ông Phạm Đình Thảo (Đội 11, xã Nghi Đức, TP. Vinh).
Quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống gà của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành với các chỉ tiêu theo dõi gồm: Tỷ lệ nuôi sống, thời gian nuôi hậu bị, khối lượng cơ thể lúc kết thúc nuôi hậu bị, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, tỷ lệ đẻ (%); lượng thức ăn tiêu tốn/10 quả trứng; sản lượng trứng; khối lượng trứng lúc kết thúc 3 tháng đẻ.
Đặc biệt, trứng gà có màu trắng không giống như trứng một số giống gà khác có màu đỏ cho nên người dân rất ưa chuộng và tin dùng.
Sau 2 năm nuôi thử nghiệm anh Thảo cho biết: Với đàn gà nuôi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, xét nghiệm máu trước khi nhập chuồng và trong quá trình nuôi gà được bổ sung các loại vitamin vào thức ăn, theo định kỳ từ 1-2 tháng/lần để tăng cường sức đề kháng thì khả năng sinh trưởng cũng như năng suất đẻ trứng sẽ đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, môi trường nuôi phải đảm bảo an toàn, việc xây dựng và thiết kế chuồng trại phải thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy trình. Mỗi chuồng đều được lắp đặt giàn mát, quạt hút gió ở đầu và cuối mỗi ô chuồng, nhiệt độ trong chuồng phải luôn giữ ở mức từ 25-280C. Công tác tiêu độc, khử trùng bên ngoài chuồng trại luôn được thực hiện định kỳ từ 5-7 ngày/lần. Chuồng nuôi được chia nhiều ô cho mỗi chuồng với diện tích 50m2 để tiện cho việc chăm sóc và quản lý.
Đặc biệt, trong quá trình nuôi anh sử dụng chế phẩm men BALASA N01, cứ 1kg chế phẩm trộn đều với 3kg bột ngô với 1,2 lít nước ấm cho vào thùng và ủ trong 1-2 ngày, số lượng này dùng trên 50m2 nền chuồng nuôi.
Anh Thảo cho biết thêm: “Trước đây nuôi gà bằng cách truyền thống thì luôn bị bệnh về đường hô hấp và đường ruột, tỷ lệ hao hụt cao, gà tăng trọng thấp, nhất là mùi hôi thối từ chất thải của gà không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bà con xung quanh.
Nhưng từ khi thực hiện mô hình đệm lót sinh học thì các bệnh về đường hô hấp không thấy biểu hiện, gà tăng trọng nhanh, đồng đều cao, môi trường không còn mùi hôi thối.
Hiện nay, trang trại của anh có trên 3.000 con gà, trong đó 1.500 con nuôi để lấy trứng làm thực phẩm giá bán 3.000 đồng/quả cho thu nhập trên 450 triệu đồng/năm và với 500 con gà nuôi nhân giống giá bán 15.000 đồng/con, trứng giống bán giá 4.000 đồng/quả cho thu nhập 100 triệu đồng/năm.
Hiện tại, anh đang nuôi trên 1.000 con gà hậu bị để thay thế đàn gà bố mẹ mỗi năm cho thu nhập 500 - 600 trăm triệu đồng. Sau khi trừ chi phí còn lãi trên 150 triệu đồng/năm. Ngoài ra, trang trại chăn nuôi của gia đình anh Thảo đã giải quyết việc làm thường xuyên cho từ 2-3 lao động với mức lương 3 triệu đồng/người/tháng.
Mô hình chăn nuôi gà trên nền chuồng đệm lót sinh học với giống gà mới VCN-G15 là mô hình phù hợp với phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch, phát triển bền vững, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi diện tích đất cho phát triển chăn nuôi gia trại và trang trại đang gặp khó khăn.
Việc ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà an toàn sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường góp phần đáng kể hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Với những chỉ tiêu và kết quả đạt được sau khi nuôi khảo nghiệm, giống gà VCN-G15 được hội đồng nghiệm thu đánh giá cao về khả năng sinh trưởng, thành thục sớm, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở Nghệ An, sản lượng trứng cao, chất lượng thơm ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đây là giống gà cần được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao