Nuôi lợn (Heo) Hiệu quả lâu dài của kẽm đối với móng heo nái

Hiệu quả lâu dài của kẽm đối với móng heo nái

Author Acare VN Team biên dịch (theo PigProgress), publish date Wednesday. September 5th, 2018

Một nhóm lớn các nhà nghiên cứu người Bỉ đã tiến hành một thí nghiệm tại Đại học Ghent và Viện Nghiên cứu Nông và Ngư Nghiệp Flemish (ILVO). Các phát hiện của họ đã được công bố trên Tạp chí Journal of Swine Health and Production, một ấn phẩm của Hiệp hội Bác Sĩ Thú Y Hoa Kỳ.

Chăm sóc móng tại một trang trại ở Hà Lan. Ảnh: Henk Riswick

Tác động lâu dài của kẽm

Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu để đánh giá tác động lâu dài của việc bổ sung kẽm (Zn) đối với các tổn thương móng, hình thái bên ngoài, đặc điểm mô và cơ móng heo nái được nuôi trong các chuồng có sàn lót cao su hoặc sàn bê tông trong suốt thời kỳ mang thai. Họ tiến hành thí nghiệm trong 3 chu kỳ sinh sản để đánh giá hiệu quả của việc bổ sung kẽm trong khẩu phần.

Trong bài báo của mình, họ đã giả thuyết ngay từ đầu rằng cả hàm lượng kẽm trong khẩu phần cũng như loại sàn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng móng của heo nái. Họ đã viết trong bài của mình “chất lượng móng được đánh giá thông qua đánh giá trực quan về hình dạng móng, kích thước, tổn thương móng, và các đo lường tính chất về cấu trúc, tính chất vật lý, và tính chất sinh hóa của móng heo.”

Vật liệu và phương pháp trong nghiên cứu kẽm

Trong tổng số 6 nhóm, khoảng 21 con/nhóm được phân vào các chuồng có các loại sàn khác nhau trong 80 ngày suốt thời gian mang thai. Trong mỗi nhóm, heo nái được chỉ định ngẫu nhiên sẽ ăn 1 trong 3 khẩu phần kẽm với 0, 50 hoặc 100 mg kẽm/kg bổ sung vào khẩu phần ăn cơ bản.

Đánh giá tổn thương móng, hình thái và sự tăng trưởng và độ mòn móng được tiến hành vào ngày 50 và 140 của mỗi chu kỳ. Đặc điểm mô và cơ học được đánh giá trên mẫu móng của 36 con nái sau giết mổ.

Kết quả của nghiên cứu bổ sung kẽm

Thức ăn bổ sung kẽm tác động đến sự bào mòn sừng ở gót chân: heo nái được bổ sung 100 mg kẽm/kg khẩu phần có điểm tốt hơn. Khoảng cách giữa nhú da và sừng guốc mũi mác lớn hơn, các nhà nghiên cứu đã viết về nghiên cứu của họ trên tạp chí.

Các nhà khoa học thấy rằng chiều cao móng guốc thấp hơn đối với heo nái được bổ sung kẽm 0 và 100 mg/kg so với 50 mg/kg. Sự phát triển của sừng và độ mòn thấp hơn khi heo nái được nuôi trong chuồng có sàn cao su tại thời điểm 50 ngày, nhưng không đúng vào ngày thứ 140. Các nhà nghiên cứu cho biết “khoảng cách giữa nhú da gần hơn đối với heo nái nuôi trên sàn cao su”.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng “không có ảnh hưởng tương tác giữa việc bổ sung Zn vào khẩu phần và loại sàn đến các chỉ tiêu chất lượng móng. Zn bổ sung vào khẩu phần ăn điển hình cơ bản chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến chất lượng móng của heo nái”. Tuy nhiên, loại sàn cũng như các pha trong chu kỳ sinh sản có ảnh hưởng tới chất lượng móng.


Related news

phuong-phap-ep-dun-mang-lai-hieu-qua-cho-thuc-an-lon-con Phương pháp ép đùn mang… ky-thuat-phat-hien-lon-nai-dong-duc-va-phoi-giong Kỹ thuật phát hiện lợn…