Hiệu quả từ mô hình trồng xen canh
Năm 2017, anh Nguyễn Quốc Hội, ấp Thới Hòa B, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai đã mạnh dạn chuyển đổi 14 công đất ruộng lên vườn và cải tạo vườn nhãn kém hiệu quả để đầu tư phát triển mô hình trồng sầu riêng xen canh cam xoàn và hạnh. Đến nay, vườn hạnh đã cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng/ tháng. Nhờ đó, anh Hội đã có tiền đầu tư, mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc vườn sầu riêng và cam xoàn.
Theo kế hoạch, sau khi sầu riêng cho trái, anh Hội sẽ đốn bỏ hạnh và cam xoàn để hình thành vườn chuyên canh sầu riêng.
Theo anh Hội, hạnh là loại cây dễ trồng, cho thu hoạch sớm và ít tốn phân bón nên chi phí đầu tư thấp, chủ yếu định kỳ phun thuốc phòng trừ các loại rệp sáp và cung cấp đủ lượng nước cho cây. Ưu điểm của trái hạnh là có mùi thơm đặc trưng, được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định. Anh Hội phân tích: “Hạnh được xem là loại cây trồng xen canh có hiệu quả vì thời gian trồng khoảng 6 tháng là cho thu hoạch. Trong khi đó, trồng sầu riêng mất đến 5 năm mới có thu nhập. Cũng nhờ trồng xen hạnh, tôi không phải lo tiền phân, thuốc chăm sóc 14 công sầu riêng mà còn dư để gia đình trang trải, sinh hoạt hằng ngày”.
Tham quan nhiều mô hình kinh tế hiệu quả và xác định phương pháp trồng xen canh lấy ngắn nuôi dài, anh Hội quyết định chọn trồng giống sầu riêng Monthong kết hợp với cam xoàn và hạnh. Theo anh Hội, thời gian đầu trồng, hạnh thường xuyên rụng lá non, chậm phát triển. Không nản lòng trước những khó khăn, anh tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi, đồng thời tìm hiểu thêm về kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho cây có múi qua báo, đài, mạng internet. Anh Hội chia sẻ: “Giai đoạn hạnh ra đọt non rất dễ bị bệnh và côn trùng phá hại nên phải phun thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ đọt. Đồng thời, cần bón thêm phân cho cây tươi tốt kháng được sâu, bệnh”. Để hạnh cho trái to, bán được giá cao, người trồng phải bón thúc phân từ lúc cây mới ra hoa, thường xuyên bồi đất cho rễ cây phát triển. Đồng thời thường xuyên tỉa những cành kém hiệu quả giúp cây tăng khả quang hợp ánh sáng. Điều quan trọng là người trồng phải xử lý phân và phun thuốc để hạnh cho trái nghịch vụ bán được giá cao. Theo anh Hội, một số sâu, bệnh cây thường gặp ở cây hạnh là thán thư, rệp sáp. Đây là nguyên nhân chính làm cho hạnh rụng lá, hoa và trái non. Để phòng và trị bệnh hiệu quả, người trồng cần cắt tỉa và tiêu hủy các lá, cành bị bệnh kết hợp với phun thuốc bảo vệ thực vật khi thấy bệnh, côn trùng có hại xuất hiện.
Với 14 công vườn, anh Hội trồng 250 gốc sầu riêng, trong đó khoảng 7 công xen canh 1.500 gốc hạnh và phần còn lại trồng xen 800 gốc cam xoàn. Đến nay, sầu riêng phát triển xanh tốt và cam xoàn đang chuẩn bị xử lý cho trái. Riêng hạnh đã cho thu hoạch gần 2 năm qua và năng suất khoảng 1 tấn/tháng. Tùy vào thời điểm, hạnh có giá bán dao động từ 8.000 đồng/kg - 17.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí chăm sóc, trung bình mỗi tháng anh Hội có lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao