Tin thủy sản Hiệu quả vaccine phòng bệnh xuất huyết trên cá

Hiệu quả vaccine phòng bệnh xuất huyết trên cá

Author Trị Thủy (Lược dịch), publish date Friday. October 8th, 2021

Nghiên cứu cho thấy vaccine DNA có tiềm năng bảo hộ cho các loài cá cảnh thuộc họ cá chép trên thế giới và Việt Nam chống lại tác nhân virus gây bệnh xuất huyết.

Reovirus là một trong những tác nhân gây bệnh vô cùng nghiêm trọng đối với các loài cá thuộc họ cá chép. Hằng năm, loài virus này gây thiệt hại kinh tế rất to lớn đối với cá chép cảnh và cá chép nuôi công nghiệp tại Trung Quốc và Việt Nam. 

Cấu tạo của Reovirus

Grass carp reovirus II (GCRV II) là gì?

Trong các loài thuộc họ Reovirus, Grass carp reovirus II (GCRV II) là loài gây ra bệnh xuất huyết trầm trọng với tỷ lệ tử vong cao ở cá trắm cỏ, Cyenopharyngodon idellus. Liệu pháp vaccine đã mang lại hiệu quả bảo hộ trên động vật thủy sản. DNA vaccine: Là loại vaccine có thành phần chính là gen độc lực được tổng hợp từ virus và được trực tiếp đưa vào cơ thể động vật thủy sản. Tuy nhiên các nghiên cứu về vaccine DNA trên Reovirus chỉ ở mức độ sơ khai, cần có nhiều những nghiên chuyên sâu nhằm tạo ra một loại vaccine chuyên biệt hiệu quả cao đối với tác nhân này.

Nghiên cứu này của các nhà khoa học Trung Quốc nhằm mục đích đánh giá hiệu quả bảo hộ của một loại vaccine DNA trên cá trắm cỏ. 

Cá trắm cỏ bị xuất huyết ngoại và mòn đuôi do GCRV II 

Nội tạng cá trắm cỏ bị xuất huyết nghiêm trọng

Ứng dụng vaccine DNA phòng bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ

Đối tượng nghiên cứu lá cá trắm cỏ Cyenopharyngodon idellus

Các nhà khoa học đã tiêm hai loại vaccine DNA gồm vắc-xin đoạn 6 (pC-S6, mã hóa gen VP4) và vắc-xin đoạn 10 (pC-S10, mã hóa gen NS38) của virus GCRV II và phân tích các đáp ứng miễn dịch tương ứng do hai loại vaccine này gây ra. 

Phương pháp sản xuất vaccine DNA.

Hiệu quả bảo hộ của 2 loại vaccine pC-S6 và pC-S10 với tỷ lệ sống tương đối (RPS) của cá lần lượt là 59,9% và 23,1%. Điều này cho thấy vaccine DNA pC-S6 và pC-S10 có thể làm tăng tỷ lệ sống của cá trắm cỏ chống lại GCRV, mặc dù có sự khác biệt về hiệu quả phòng ngừa miễn dịch.

Phân tích miễn dịch cho thấy:

- Sau khi tiềm phòng, cả pC-S6 và pC-S10 điều chỉnh sự biểu hiện của interferon (IFN-1), Mx1, IL-1β, và TNF-α. Tuy nhiên, CD4 và CD8α đã được điều chỉnh tăng khi tiêm vaccine pC-S6 nhưng không có ở pC-S10. Qua đó cho thấy vắc-xin pC-S6 làm tăng hiệu quả của hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn.

- Thứ hai, so sánh các cá thể thí nghiệm thì các gen liên quan đến tế bào T và GATA3 được tăng lên ở cá được tiêm vaccine pC-S6 ở 48 giờ sau khi thử thách với mầm bệnh GCRV II (pc).

- Hai vaccine pC-S6 và pC-S10 đều tạo ra các mẫu kháng nguyên tương tự về đáp ứng kháng thể đặc hiệu. 

Các kết quả nghiên cứu này cho thấy vaccine pC-S6 thúc đẩy cả sự hình thành miễn dịch không đặc hiệu (IFN-1 và Mx1) và phản ứng miễn dịch đặc hiệu giúp cho hệ thống miễn dịch của cá đạt được sự tập trung bảo hộ ở mức độ cao, trong khi đó vaccine pC-S10 chỉ gây ra phản ứng không đặc hiệu IFN loại I và đáp ứng viêm thấp hơn. Qua đó cho thấy vaccine pC-S6 có hiệu quả cao hơn và có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong tương lai đối với các loài cá cảnh thuộc họ cá chép trên thế giới và Việt Nam.

Theo Dan-Dan Chena, Yuan-Yuan Yaoa, Zheng-Wei Cuia, Xiang-Yang Zhanga và cộng sự


Related news

aquaponics-trong-rau-nuoi-ca-sach Aquaponics trồng rau nuôi cá… che-bien-thuc-an-cho-ca-tu-cac-san-pham-nong-nghiep Chế biến thức ăn cho…