Nuôi lợn (Heo) Hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp (PRRS)

Hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp (PRRS)

Author NCN, publish date Monday. December 21st, 2015

1. Tác nhân gây bệnh:

-  Do một số virus thuộc họ Togaviridae, có ARN, đ­ược đặt tên Virus Lelystad.

-  Có 2 chủng virus gây bệnh: 01 phân lập từ Mỹ, 01 phân lập từ Châu Âu.

-  Virus bị diệt dưới ánh nắng mặt trời, ở nhiệt độ 650C. Các thuốc sát trùng thông thường đều diệt được Virus

2. Triệu chứng:

- Thời gian ủ bệnh: 4-7 ngày

-  Lợn nái biểu hiện: Viêm tử cung, âm đạo, chảy dịch; giảm tỷ lệ thụ thai khi phối giống.

Chết lư­u thai thời kỳ chửa 2, xảy thai thời kỳ chửa 3; lợn sơ sinh chết yểu (30 - 40% lợn nái bị bệnh).

- Lợn theo mẹ và sau cai sữa biểu hiện: Ho, thở khó, chảy dịch mũi do viêm phổi; Tai xanh tái do tụ huyết xuất huyết kéo dài; Lợn th­ường chết do suy hô hấp, kiệt sức.

- Lợn đực giống; phấn lớn không có triệu chứng; viêm thượng dịch hoàn và túi chứa tinh.

- Các nhiễm khuẩn kế phát do liên cầu (Streptococcus), tụ cầu (Staphylococcus), xạ khuẩn (Actinobacilus), tụ huyết trùng (Pasteurella) làm bệnh nặng hơn, lợn chết nhiều.

3. Bệnh tích:

- Lợn nái: Viêm niêm mạc tử cung âm đạo, tụ huyết, chảy dịch.

- Lợn con: Viêm phế quản Phổi chảy dịch, tụ huyết đỏ, nhục hoá, hoại tử từng đám nhỏ.

- Lợn đực: Viêm xoa­ng, tụ huyết túi chứa tinh, thư­ợng dịch hoàn.

4. Dịch tễ học:

- Lợn các lứa tuổi đều nhiễm virus.

- Các loài thú khác và ng­ười không nhiễm virus này.

- Virus lây truyền từ mẹ sang lợn con, truyền tinh dịch có mang virus và hô hấp không khí có mầm bệnh.

- Lợn đực là nguồn tàng trữ mầm bệnh trong tự nhiên.

- Cơ sở có lợn bệnh, môi trường bị ô nhiễm virus, khó thanh toán.

- Bệnh xảy ra nhiều vào mùa sinh sản của lợn.

- Bệnh lư­u hành, lây lan do xuất nhập lợn không kiểm dịch cẩn thận.

5. Phòng bệnh:

5.1. Phòng bằng vaccin:

- Chủng ngừa vắc xin cho tất cả các heo trong chuồng nuôi theo h­ướng dẫn của hãng sản xuất vaccin – Bestar- Singapore.

- Vaccin BSL- PS100: (Vaccin sống, đông khô chủng Bắc Mỹ)

Tiêm bắp thịt: 2ml/ liều.

- Nái tơ hoặc nái rạ (không mang thai): Tiêm tr­ước khi cai sữa hoặc trước khi phối giống.

- Heo con (trại không có dịch): Tiêm 1 lần lúc 3 tuần tuổi.

- Heo con (trại có dịch): Tiêm 1 lần lúc 3 tuần tuổi. Tiêm lần 2 lúc 6 tuần tuổi.

- Nếu trại đang có dịch: Tiêm phòng cho nái mang thai phải có tuổi thai từ 75 - 90 ngày. Không nên tiêm cho lợn nái có tuổi thai < 60 ngày.

5.2. Phòng bằng các biện pháp khác:

- Chăm sóc và nuôi dư­ỡng tốt để nâng cao sức đề kháng của con vật, đặc biệt vào thời điểm thời tiết nắng nóng. Cho ăn các thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng: RTD - F111, SG - 11

- Thư­ờng xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng các chất sát trùng sau: RTD – Lodin, Chloramin B, RTD – TC01.

- Trong đàn có con ốm cần lập tức cách ly và nhanh chóng xác định bệnh để kịp thời điều trị triệu chứng và chủ yếu ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát.


Related news

nhu-cau-dinh-duong-o-heo Nhu cầu dinh dưỡng ở… xac-dinh-so-ngay-cai-sua-la-viec-lam-rat-quan-trong Xác định số ngày cai…