Tin thủy sản Hướng dẫn chống rét cho vật nuôi thủy sản tại Thanh Hóa

Hướng dẫn chống rét cho vật nuôi thủy sản tại Thanh Hóa

Author Hải Đăng, publish date Tuesday. December 17th, 2019

Nhằm chủ động phòng, chống rét kéo dài trong vụ đông, hạn chế thiệt hại do thời tiết gây ra, các địa phương và sở, ngành có liên quan trong tỉnh đã tăng cường hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho các đối tượng nuôi.

Người nuôi thủy sản ở xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa) kiểm tra thủy sản nuôi.

Hiện toàn tỉnh có 19.000 ha diện tích NTTS, trong đó có 7.700 ha nước mặn, lợ, 11.300 ha nước ngọt và 1.500 lồng nuôi cá biển; diện tích hiện đang nuôi khoảng 40%, còn lại đều đã cơ bản thu hoạch xong. Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Thanh Hóa, những tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019, thời tiết sẽ diễn biến phức tạp theo hướng bất lợi cho NTTS. Để giảm thiệt hại cho hoạt động nuôi thủy sản trong mùa đông, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương thống kê diện tích, đối tượng nuôi, số lượng giống đã thả, dự kiến sản lượng các đối tượng nuôi lưu qua mùa đông của các cơ sở, hộ nuôi trên địa bàn. Đồng thời, phân công cán bộ hướng dẫn các biện pháp chống rét cho các cơ sở sản xuất giống thủy sản, lưu giống, nuôi thương phẩm để tránh thiệt hại.

Theo đó, đối với thủy sản nuôi chưa đạt kích cỡ thương phẩm, đàn bố mẹ, đàn con giống cần tăng cường các biện pháp chống rét. Ao nuôi phải luôn giữ mực nước từ 1,5m trở lên, tốt nhất 2 – 2,5m. Cho thủy sản ăn bảo đảm độ đạm lớn hơn 30%, có thể bổ sung thêm một số thức ăn giàu chất béo. Thường xuyên bổ sung vitamin C với liều lượng 200 – 300g cho 100kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho các đối tượng nuôi. Khi nhiệt độ nước trên 20oC cho ăn từ 1,5 – 3% trọng lượng cá trong ao, nhiệt độ nước 18 – 20oC cho ăn 1% trọng lượng vật nuôi, khi nhiệt độ nước dưới 18oC ngừng cho ăn. Dùng các sọt nhồi rơm phun qua nước vôi cắm xuống ao, dùng gạch xếp xuống các khu vực đáy ao; khoét các hố sâu từ 30 – 50cm, đường kính 0,8 – 1m về phía cống thoát để cá vào trú đông. Để phòng bệnh cho cá cần thả vôi bột từ 1 – 2 kg cho 100m3 nước ao nuôi/tháng. Thay nước hoặc đảo nước trong ao thường xuyên để tạo oxy và giúp bung các khí độc tích tụ trong ao. Sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học như EMC... tạt xuống ao nuôi. Trộn tỏi 1 – 2kg trên 10kg thức ăn cho cá ăn phòng bệnh. Không nên kéo lưới vào những tháng mùa đông vì đối tượng nuôi dễ bị xây sát và mắc bệnh. 

Hiện các địa phương đang chỉ đạo các hộ nuôi tập trung thu hoạch các đối tượng nuôi đã đủ kích cỡ, trọng lượng nhằm tránh thiệt hại do rét đậm, rét hại kéo dài. Tại các địa phương nuôi thủy sản nước mặn, lợ ở các huyện Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia... công tác chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động phòng, chống rét cho các đối tượng thủy sản cũng được quan tâm, chỉ đạo sát sao và thực hiện liên tục, lồng ghép trong các cuộc họp dân. 


Related news

bien-doi-khi-hau-lam-ca-noc-nguy-hiem-hon Biến đổi khí hậu làm… nuoi-giu-ca-qua-dong Nuôi giữ cá qua đông