Trồng lúa Khắc Phục Rầy Nâu Và Rầy Lưng Trắng

Khắc Phục Rầy Nâu Và Rầy Lưng Trắng

Publish date Monday. October 28th, 2013

Nhiều diện tích lúa chiêm xuân ở miền Bắc đang trong thời kỳ phân hóa đòng. Tuy nhiên, rầy nâu rầy lưng trắng đã phát sinh ở một số giống và chân ruộng với mật độ từ 300 đến 800 con/m2.

Rầy lưng trắng đã cùng phát sinh với rầy nâu lứa 2, theo đúng quy luật, nhưng có khác là ở vụ chiêm xuân này có mật độ cao và tỉ lệ rầy lưng trắng cao hơn gấp 2 lần so với rầy nâu. Riêng thời điểm phát sinh lại không trùng nhau. Tại thị xã Chí Linh (Hải Dương) bắt đầu từ 23/4 và các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Thanh Hà... từ 25/4 thì ở Nam Sách là 28/4 và tiếp tục nở rộ ở mấy ngày đầu tháng 5.


Khi mật độ lên tới trên 1500 con/m2 sẽ làm cho cây lúa đang thời kì thai nghén bị suy yếu và ảnh hưởng đến năng suất sau này. Đồng thời còn là điều kiện tích lũy về mật số cho rầy nâu lứa 3 và sẽ gây hại ở giai đoạn từ uốn câu đến chín đỏ đuôi, nếu không được phun trừ kịp thời.

Cả 2 đối tượng này thường phát sinh trên các giống nếp, lúa thơm, chân ruộng hoặc bón thừa đạm và cấy quá dày. Cụ thể ở huyện Nam Sách rầy đã xuất hiện trên các xã An Lâm, Quốc Tuấn, Nam Tân và Hợp Tiến....
Biểu hiện đặc trưng qua trực quan là: Những chòm lúa có nhiều vết bệnh khô vằn ở thân bẹ hoặc có số cây lùn thấp xít lá và phần đoạn tai lá lúa có những nấm muội đen (bà con nông đân thường gọi là bồ hóng ở lúa) sẽ phát hiện 2 đối tượng này cùng bám đậu và chính là trung tâm phát sinh ổ.

Thực tế nhiều ruộng không hề có biểu hiện đặc trưng này nhưng sau đó vẫn có ổ rầy đang tập trung chích hút là do quá trình di cư bởi 1 tác nhân không thích nghi nào đó, chẳng hạn nguồn thức ăn tại đó bị khan hiếm, chủ ruộng dùng thuốc không đặc hiệu hoặc phun trừ bằng thuốc xông hơi, không đúng kỹ thuật... nên việc điều tra ổ rầy cần được duy trì liên tục trong suốt cả quá trình rầy còn khả năng gây hại. Do rầy nâu nhỏ bé, bám đậu dưới gốc lúa rất khó phát hiện và phát sinh theo lứa (từ 27-30 ngày/lứa) nên bà con nông dân thường có quan niệm phun trừ rầy để cắt lứa.


Hàng năm ở các địa phương của Hải Dương, rầy nâu lứa 2 thường chỉ là căn cứ để dự tính dự báo thời gian phát sinh và mật độ ở lứa 3; thế nhưng, ở vụ chiêm xuân này mật độ rầy đã phát sinh cao một cách lạ thường, các địa phương đã hoàn toàn chủ động trong điều tra phát hiện và hướng dẫn phun trừ. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra tình trạng bà con nông dân lạm dụng thuốc BVTV phun trừ tràn lan dẫn đến bùng phát rầy và ảnh hưởng đến môi trường.

Biện pháp khắc phục
Cần thường xuyên thăm đồng và duy trì mực nước thích hợp trong ruộng từ 2-3 cm để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm đòng, trỗ bông, phơi màu và dẫn lưu thuốc của cây lúa được tốt mỗi khi phải phun trừ. Tăng cường công tác tập huấn để bà con nông dân có điều kiện nhận diện từng đối tượng, ngưỡng gây hại, kỹ thuật phun trừ bằng thuốc đặc hiệu.

Vì vậy, Trạm Khuyến nông cùng các cơ quan ban ngành chức năng ở từng địa phương tiếp tục lắm bắt nhu cầu tập huấn thực địa ngoài đồng từ các cơ sở xã, thị trấn theo các chủ đề: Đặc điểm phát sinh, kỹ thuật điềun tra phát hiện trung tâm phát sinh ổ rầy, ổ rầy đang di cư. Kỹ thuật phun trừ rầy theo ổ bằng thuốc đặc hiệu, ngưỡng phun trừ, thời gian phun. Kỹ thuật sử dụng từng loại thuốc đặc hiệu.


Related news

mtl372-lua-thom-cuc-ngan-ngay-va-chiu-benh MTL372 - Lúa Thơm Cưc… ky-thuat-trong-lua-quan-li-nuoc Kỹ Thuật Trồng Lúa -…