Tôm thẻ chân trắng Khắc phục tình trạng tôm bị bệnh phân trắng và đục nước ao tôm

Khắc phục tình trạng tôm bị bệnh phân trắng và đục nước ao tôm

Author ConTom, publish date Friday. August 31st, 2018

Tôm thẻ chân trắng nuôi được hơn 40 ngày, tôm có dấu hiệu giảm ăn, quan sát ruột tôm thấy không đầy thức ăn có hiện tượng bị phân trắng ở các góc ao. Tình trạng thay nước nhiều ngày liên tục nhưng vẫn không đạt. Các hướng dẫn xử lý cho nước trong trở lại.

Phòng trị bệnh phân trắng và cải thiện tình trạng đục nước ao

Phòng trị cho tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh phân trắng

Tôm bị nhiễm bệnh phân trắng, thường tôm ở giai đoạn 40 - 70 ngày, ở miền Bắc bệnh hay xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 7. Nguyên nhân có thể là do tôm bị ký sinh trùng (Gregarine) bám trên thành ruột dẫn đến bị bệnh đường ruột, nhóm vi khuẩn Vibrio, thức ăn bị nhiễm nấm mốc, độc tố… hoặc do các loại tảo như tảo lam, tảo giáp.

Để phòng bệnh cần: lựa chọn và bảo quản tốt thức ăn, quản lý môi trường ao nuôi tốt, sát khuẩn định kỳ trong ao nuôi; bổ sung định kỳ men tiêu hóa để cung cấp các vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột của tôm; giữ ôxy hòa tan trong ao luôn ở mức 3,5 - 4 ppm trước lúc bình minh.

Trị bệnh: Giảm 30 - 50% lượng thức ăn, bật tất cả các quạt nước trong ao 24/24h; Diệt khuẩn nước ao bằng Glu RV, MIZUPHOR,… Đồng thời, cho tôm ăn MERA - CID 10 - 15 g/kg thức ăn; Sau 2 - 3 ngày, tiến hành bổ sung men vi sinh vào ao nuôi như BZT 500, ECOSEN theo liều lượng của nhà sản xuất.

Cách xử lý nước trong ao tôm có màu trắng đục

Nguyên nhân gây nước đục có thể kể một số như:

Thứ nhất, do trong ao có nhiều cá tạp, đặc biệt là cá rô phi. Cá rô phi khi sinh sản thường làm tổ ở đáy ao làm cho nước đục. Trong trường hợp này nên tiến hành diệt cá để khắc phục.

Thứ hai, do mật độ thả tôm cao, cho tôm ăn không đủ lượng và không đủ chất. Do đó, tôm phải tích cực tìm thức ăn ở đáy ao, hoạt động tìm mồi của tôm khuấy động nền đáy nên nước ao bị đục. Trong trường hợp này người nuôi nên cung cấp thêm thức ăn cho tôm.

Thứ ba, do vùng đất có tỷ lệ đất sét cao, sau những cơn mưa lớn nước mưa rửa trôi bùn sét từ trên bờ xuống, các hạt đất sét này có kích cỡ nhỏ nên rất khó lắng tụ và thời gian gây đục nước kéo dài. Trong trường hợp này, có thể dùng vôi (CaCO3) với liều lượng 5 - 10 kg/1.000 m2 ao để làm trong nước trở lại. Lưu ý, không dùng vôi khi pH lớn hơn 8,5.


Related news

giai-phap-han-che-benh-hoai-tu-gan-tuy-cap Giải pháp hạn chế bệnh… phong-tri-benh-phan-trang-cho-tom-nuoi Phòng trị bệnh phân trắng…