Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi
Hiện nay, xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) có 250 ha nuôi thủy sản nước lợ với 105 hộ tham gia.
Các vụ nuôi vừa qua, do một số nguyên nhân như nhiều chủ đồng thiếu vốn đầu tư cải tạo ao đầm cầm chừng, độ sâu không bảo đảm; thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật, mua phải con giống kém chất lượng, thả tôm mật độ quá dầy, gặp thời tiết biến động, mực nước trong đồng không bảo đảm kết hợp với yếu tố bất lợi do môi trường nước ô nhiễm dẫn đến tôm chết hoặc chậm phát triển, dịch bệnh lây lan, ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi tôm sú của xã.
Để tránh thất thiệt do nuôi tôm sú độc canh, các năm vừa qua UBND xã đã chỉ đạo chủ đồng đưa 100% diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng hình thức nuôi xen canh, luân canh đa thời vụ, đa đối tượng thủy sản (tôm sú, cua là đối tượng nuôi chính, tôm rảo, rau câu và các loại cá làm nguồn thu thường xuyên và cơ bản trong năm).
Xã Hoằng Phong đã tập trung chỉ đạo, tuyên truyền cho bà con xây dựng hệ thống cống, cải tạo ao đầm đúng kỹ thuật; chọn mua con giống bảo đảm chất lượng và đã qua kiểm dịch của cơ quan chức năng; thả nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật để đạt hiệu quả cao. HTX nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Phong đang hoạt động có hiệu quả, luôn hỗ trợ nhau về kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi và “đầu vào”, “đầu ra” sản phẩm, góp phần tháo gỡ khó khăn, khai thác tiềm năng, thế mạnh, xây dựng các mô hình nuôi hiệu quả, bền vững.
Thực tế cho thấy, so với nuôi độc canh tôm sú trên cùng diện tích nuôi luân canh, xen canh các đối tượng thủy sản khác giá trị tăng cao hơn khoảng 30%. Trong 3 năm vừa qua (từ 2012 đến 2014), bình quân tổng sản lượng thủy sản đạt từ 515 đến 545 tấn/năm, riêng năm 2015, dự kiến tổng sản lượng thủy sản đạt 557 tấn; giá trị nuôi trồng thủy sản của xã đạt từ 97 triệu đồng đến 110 triệu đồng/1 ha/năm, tăng gần gấp 2 lần so với thời điểm năm 2010 về trước. Tổng thu nhập bình quân của các chủ đồng đạt hơn 40 triệu đồng/ha/năm.
Ngoài ra còn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động thời vụ. Hàng chục hộ gia đình trong xã như anh Lê Văn Quý, Lương Quang Duyên, Trương Văn Cẩn, Hoàng Văn Viên... có kinh nghiệm, kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống cống, cải tạo ao đầm đúng kỹ thuật, mua con giống bảo đảm chất lượng đã làm giàu từ nghề nuôi thủy sản. Tuy nhiên, nguồn giống thủy sản có giá trị kinh tế cao hiện nay không ổn định; giá cả thị trường biến động; chất lượng kiểm dịch giống chưa cao; môi trường nước ô nhiễm... ảnh hưởng đến hiệu quả đa dạng hóa các đối tượng nuôi.
Để nghề nuôi thủy sản của xã phát triển bền vững và có hiệu quả, nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân vùng triều, UBND xã Hoằng Phong đã và đang tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, kêu gọi nguồn vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp, thoát nước đầu mối và nâng cấp đê bao vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã
Tổ chức tập huấn, phát tài liệu đến hộ nuôi kỹ thuật cải tạo ao đầm, kiến thức kiểm tra, đánh giá chất lượng tôm giống, chăm sóc, quản lý tôm nuôi, quản lý môi trường vùng nuôi, sử dụng hóa chất, thức ăn, thuốc kháng sinh đúng liều lượng, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và bảo vệ môi trường. Xây dựng các mô hình trình diễn và chuyển giao khoa học - kỹ thuật nuôi các đối tượng thủy sản mới cho hộ nông dân học kinh nghiệm; tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng con giống trước khi cung cấp cho người nuôi.
Từ các mô hình nuôi thủy sản áp dụng Viet GAP, tổng kết thực tiễn sản xuất, xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể, chi tiết về đối tượng nuôi để phổ biến rộng rãi cho người dân. Chuyển một số diện tích nuôi nội đê sang nuôi công nghiệp, bán công nghiệp các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao