Mô hình kinh tế Khẳng định quyền lực hàng Việt

Khẳng định quyền lực hàng Việt

Publish date Friday. October 23rd, 2015

Hàng Việt chiếm trên 90% tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi

Chiếm tỷ trọng lớn

Khảo sát tại nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh cho thấy: Hàng Việt luôn chiếm ưu thế trên kệ.

So với 5 năm trước, lượng hàng Việt đã tăng khoảng 50% và ngày càng có sức hút với người tiêu dùng.

Ông Hồ Quốc Nguyên - Giám đốc đối ngoại siêu thị Big C Việt Nam - cho biết: So với vài năm trước, lượng hàng Việt tăng khoảng 10% và hiện chiếm khoảng 95% tại Big C.

Đưa hàng Việt vào kinh doanh là chiến lược đã được Big C đặt ra từ nhiều năm nay.

Big C còn chú trọng hợp tác với DN vừa và nhỏ địa phương để phát triển thế mạnh về sản phẩm vùng miền, làm phong phú hóa nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op Nguyễn Anh Đức thông tin: Hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op luôn ưu tiên cho hàng Việt.

Chính sách thu mua, vị trí trưng bày và các chương trình truyền thông để quảng bá, kích cầu hàng Việt luôn được quan tâm.

Bền bỉ với chiến lược “nội địa hóa”, đến nay, hàng Việt đã chiếm tỷ trọng 90- 95% trong toàn hệ thống của Saigon Co.op.

Theo đại diện Lotte Mart, siêu thị chọn hàng Việt để kinh doanh bởi sản phẩm nội địa đảm bảo tốt về chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.

Đáng chú ý, sản phẩm nội địa chắc chắn sẽ có giá hợp lý, thấp hơn so với hàng ngoại nhập, phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam.

“Để có hàng Việt chất lượng, giá tốt, chúng tôi đã đặt hàng các nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm người tiêu dùng cần.

Tỷ lệ hàng Việt tại Lotte Mart chiếm trên 90%”- Tổng giám đốc Lotte Mart Việt Nam Hong Won Sik chia sẻ.

Sức hút đến từ chất lượng và giá cả

Hàng Việt khẳng định chỗ đứng trong hệ thống phân phối hiện đại nhờ chất lượng, mẫu mã đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có khung giá phù hợp.

Ông Tô Quế Lâm- Giám đốc bán hàng Công ty TANS (DN sản xuất đậu phộng Tân Tân)- cho biết: Nhờ sản xuất sản phẩm “không đụng hàng”, chất lượng, mẫu mã đẹp, đáp ứng được yêu cầu của nhà phân phối, hàng do TANS sản xuất không đủ bán.

Sau một năm quay lại thị trường, doanh số bán hàng của TANS đạt 15 tỷ đồng/tháng.

Hàng chủ yếu được tiêu thụ ở siêu thị.

Còn ông Văn Đức Mười – Tổng giám đốc Công ty Vissan - nhấn mạnh: DN đã đổi mới quy trình sản xuất để tạo ra những mặt hàng đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhà phân phối, đồng thời mở ra kênh phân phối riêng tiêu thụ hàng hóa.

Ví dụ, Vissan trước đây chỉ cung cấp thịt, thực phẩm chế biến cho siêu thị, gần đây đã mở hàng trăm cửa hàng tiện lợi để bán thực phẩm.

Tương tự, trước đây CP.Việt Nam chỉ cung cấp thực phẩm cho siêu thị, nay đã đầu tư hệ thống cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh.

Hệ thống này tuy ra đời chưa lâu nhưng được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.

Sắp tới CP.Việt Nam sẽ liên kết chặt chẽ hơn với các siêu thị để mở thêm nhiều điểm bán thực phẩm..

Hàng Việt khẳng định chỗ đứng trong hệ thống phân phối hiện đại nhờ chất lượng, mẫu mã đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có khung giá phù hợp.


Related news

ky-vong-vu-tom-cuoi-nam Kỳ vọng vụ tôm cuối… gung-ca-mau-phai-ban-thao-voi-gia-re Gừng Cà Mau phải bán…