Nuôi bò Kháng thể từ cây lúa mạch tái tổ hợp gen giúp phát hiện chất gây dị ứng trong sữa bò

Kháng thể từ cây lúa mạch tái tổ hợp gen giúp phát hiện chất gây dị ứng trong sữa bò

Author Viện KHKTNN Miền Nam, publish date Wednesday. March 13th, 2019

Các chất gây dị ứng và kháng thể có tính chất tái tổ hợp (recombinant) rất quan trọng trong kỹ thuật chẩn đoán, chữa trị, chế biến thực phẩm và  kiểm tra chất lượng. Do đó, các nhà khoa học của Trung Tâm nghiên cứu kỹ thuật VTT Phần Lan và Trung Tâm nghiên cứu công nghệ di truyền và CNSH (ICGEB) đã phát triển một hệ thống sản xuất dựa trên cây lúa mạch nhằm phát hiện ra chất gây dị ứng trong sữa bò: β-lactoglobulin (BLG)chuyên biệt đối với kháng thể immunoglobulin E (D1 scFv).

Họ đã thấy rằng mức độ thể hiện của kháng thể trong dòng tế bào tốt nhất của lúa mạch đạt khối lượng 0,8–1,2 mg/kg chất tươi, mà khối lượng tươi này vẫn duy trì hằng số ấy trong suốt 3 tuần lễ. Trong trường hợp ở hạt lúa mạch, năng suất ổn định nhất (theo nghiệm thức các hạt T2) đã được ghi nhận khi phân tử D1 scFv cDNA được biểu hiện ra trong điều kiện có promoter chuyên biệt ở hạt Glutelin. Sự hợp nhất có tính chất phiên mã của tín hiệu duy trì “ER” đã tăng cường một cách ý nghĩa về lượng kháng thể tái tổ hợp (recombinant antibody).

Hơn nữa, các dòng không có tín hiệu duy trì “ER” mất đi sự tích lũy đáng kể D1 scFv trong các hạt T2. Sự tinh sạch ở mức độ mô hình mẫu đạt năng suất 0,47 mg D1 scFv (31 kD) với mức thuần khiết cao. Phân tích sâu hơn cho thấy có 29% protein được tinh sạch đều thể thể hiện chức năng một cách đầy đủ. Kết quả như vậy cho thấy rằng hệ thống biểu hiện dựa trên cơ sở lúa mạch này có thể được người ta sử dụng trong quá trình chế biến sữa bò cũng như việc phát hiện ra những chất gây dị ứng (allergens) từ thực phẩm có khả năng dễ bị tạp nhiễm từ sữa bò.


Related news

chi-so-nhiet-do-do-am-thi-temperature-humidity-index Chỉ số nhiệt độ độ… kinh-nghiem-nuoi-bo-sinh-san Kinh nghiệm nuôi bò sinh…