Tôm thẻ chân trắng Khuyến cáo kỹ thuật đầu vụ nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh - Phần 1

Khuyến cáo kỹ thuật đầu vụ nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh - Phần 1

Author Trần Thanh Thiện, publish date Saturday. April 2nd, 2016

Theo dự báo của ngành Nông nghiệp, năm 2016 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino tình hình thời tiết, khí hậu sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh nói riêng.

Do đó, để giúp nông dân nuôi tôm hạn chế thấp nhất những rủi ro trong quá trình nuôi đảm bảo một vụ mùa thành công, xin khuyến cáo người nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh một số biện pháp kỹ thuật sau:

1. Cải tạo ao nuôi

Cách 1: Cơ sở nuôi (hộ nuôi) tháo cạn nước ao nuôi và ao lắng, phơi khô đất cải tạo bằng xe cơ giới (máy ủi) vét bùn đáy ao, có bố trí ao chứa bùn thải.

Cách 2: Đối với những ao không phơi được: bơm cạn nước loại bỏ các địch hại có trong ao từ vụ nuôi trước (tôm, cua, ốc, côn trùng, cá tạp) dùng máy cào bùn thải về cuối góc ao, bơm chất bùn thải vào ao chứa thải, tu sửa bờ, các cống cấp nước, đầm nén kỹ bờ ao hoặc lót bạt để chống xói lở và hạn chế rò rỉ.

Rào lưới quanh ao để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh từ bên ngoài vào ao, Phơi đáy ao khoảng 5 – 7 ngày, tiến hành bón vôi với liều lượng 20 – 30 kg/1.000 m2 (pH đất > 4) hoặc 30 – 40 kg/1.000 m2 (pH đất < 4) đều đáy ao.

Sau mỗi vụ nuôi, phải phơi khô cứng nền đáy ao lắng, ao nuôi khoảng 1 – 2 tháng để ngắt vụ, tiêu diệt các mầm bệnh, phục hồi môi trường nền đáy.

2. Lấy nước và xử lý nước ao nuôi

Lấy nước vào ao lắng qua túi lọc, trong túi lọc có bố trí túi lưới, lưới Thái dày tránh làm thủng túi vải bên ngoài nhằm loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp.

Để lắng 3 – 4 ngày.

Chạy quạt nước liên tục trong 2 – 3 ngày để kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng.

Diệt tạp, diệt khuẩn nước cấp trong ao lắng vào buổi sáng (8 giờ) hoặc buổi chiều (16 giờ) bằng Chlorine nồng độ 30 ppm (30 kg/1.000 m3 nước) hoặc những chất diệt tạp có tên trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (không dùng thuốc bảo vệ thực vật và các chất cấm sử dụng).

Quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân hủy dư lượng Chlorine.

Kiểm tra dư lượng Chlorine trong nước bằng thuốc thử.

Sau khi lấy nước 3 – 5 ngày tiến hành diệt cá tạp, sử dụng Saponin 15 – 20 kg/1.000 m3 nước.

Sau 3 – 5 ngày tiến hành diệt khuẩn, sản phẩm được sử dụng nhiều là Iodine, Virkon… (sử dụng lúc 8 giờ hoặc 16 giờ).

Cấp nước từ ao lắng qua ao nuôi (qua nhiều lớp túi lọc bằng vải dày) đến khi mức nước trong ao nuôi đạt 1,3 – 1,5 m.

Để lắng 2 ngày.

*Lưu ý: Không diệt tạp trong ao nuôi.

Không lấy nước vào ao lắng khi nước ngoài kênh/mương có nhiều váng bọt, màng nhầy, nhiều phù sa; hay nguồn nước nằm trong vùng có dịch bệnh, nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm.


Related news

giam-hieu-qua-chi-phi-trong-nuoi-tom-phan-2-phan-cuoi Giảm hiệu quả chi phí… khuyen-cao-ky-thuat-dau-vu-nuoi-tom-tham-canh-ban-tham-canh-phan-2-phan-cuoi Khuyến cáo kỹ thuật đầu…