Nuôi lợn (Heo) Kiểm soát việc heo cắn nhau khi nuôi nhóm - Phần 3

Kiểm soát việc heo cắn nhau khi nuôi nhóm - Phần 3

Author Lê Nguyễn Ngọc Hạnh, publish date Thursday. March 24th, 2016

Vấn đề cho ăn

Phát hiện heo nái bỏ ăn trong hệ thống chuồng dành cho nái mang thai là một vấn đề đơn giản qua việc kiểm tra máng ăn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Đối với hệ thống nuôi nhóm, việc này khó giám sát hơn, nhưng điều này cũng tùy thuộc vào hệ thống cho ăn được sử dụng.

Đối với hệ thống cho ăn trên sàn và máng ăn cá thể vách ngăn ngắn, cần quan sát lúc cho ăn để xác định heo nào không ăn.

Đối với hệ thống chuồng nuôi nhóm có máng ăn cá thể vách ngãn dài, chỉ cần nhốt heo nái trong lúc cho ăn và quay lại sau một giờ hoặc hơn để kiểm tra máng trước khi thả nái.

Tuy nhiên, việc này có thể không được thực hiện hàng ngày.

Đối với hệ thống ESF, chi cần kiểm tra danh sách cá thể, chú ý xác định cá thể nào không ăn vào ngày trước và danh sách này do hệ thống thực hiện.

Tuy vậy, dù sử dụng bất kỳ hệ thống nào thì cũng cần giám sát thể trạng của nái thường xuyên.

Bước thứ hai trong quản lý heo nái bỏ ăn là xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nhìn chung, khi heo bị bệnh sẽ làm giảm tính ngon miệng và những heo nái bệnh sẽ không muốn ăn.

Heo nái bị què quặt cũng thường không ăn và không tham gia cắn nhau.

Lý do khác của việc không có sự cạnh tranh nhau là do heo nái quá nhỏ hoặc quá nhát so với các heo trong chuồng; hoặc heo không ăn trong hệ thống ESP là do heo chưa được dạy quen với cách sử dụng máng ăn ESF của nó.

Tất cả các heo bỏ ăn phải được kiểm tra xem có bị thương hay què quặt hay không.

Trong hệ thống ESF, heo nái sẽ không được cấp thức ăn nếu như thẻ dùng để nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID) của nó bị mất hoặc hư hại.

Thể trạng là tiêu chuẩn chính để xác định xem heo nái có được phân phối mức thức ăn chính xác không.

Nếu heo nái ăn hết tất cả thức ăn của chúng mà vân không đạt được thể trạng ý tưỏng thì có thể là do thức ăn quá ít.

Trong trường hợp này cần điều chỉnh chính xác lại lượng thức ăn của heo.

Việc xử lý hoặc điều chỉnh lại iượng thức ăn cho chinh xác cũng tùy theo từng hệ thống cho ăn.

Những cá thể bị thương hay bị nhiễm bệnh có thể phải được di chuyển vào các ô chuồng điều trị cho đến khi chúng phục hồi.

Đối với hệ thống ESF, số lượng ô chuồng điều trị có thể ít hơn 5% so với tổng số ô chuồng, nhưng có thể lên đến 15% đối với các hệ thống có nhiều tính cạnh tranh hơn, chẳng hạn như cho ãn trên nền chuồng.

Khi các nái này hồi phục, có thể đưa chúng trỏ lại nhóm cũ nếu chúng chỉ rời khỏi nhóm trong vài ngày.

Tuy nhiên, phần nhiều heo nái sau khi hồi phục sẽ dược đưa vào các nhóm mới đang được hình thành.

Bằng cách này, chúng sẽ trở thành những thành viên mới trong nhóm mới.

Những cá thể không có xu hướng tranh đấu thường không thể quay lại nhóm cũ của nó.

Chúng cần được nghỉ ngơi vài ngày; và đối với hệ thống ESP, cần huấn luyện lại các cá thể này trước khi đưa chúng vào nhóm mới.

Nếu thể trạng của heo kém được xác định là do mức ăn khồng đúng thì có rất nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này.

Đối với hệ thống ESP, đây chỉ là vấn đề trong việc điều chỉnh mức ăn của cá thể.

Đối với hệ thống chuồng nuột nhóm có máng ăn cá thể vách ngăn dài, có thể nhốt heo nái vào lúc cho ăn và cung cấp thức ăn thêm bằng tay.

Đối với hệ thống có tính cạnh tranh và hệ thống chuồng nuôi nhóm có máng ăn cá thể vách ngăn dài, có thể nhốt từng cá thể hoặc nhốt thành nhóm chung với nhóm heo được phối giống sau đó.

Dĩ nhiên là các heo này phải được đưa ra khỏi nhóm trước ngày dẻ của chúng.


Related news

phat-hien-som-lon-bi-benh-qua-quan-sat Phát hiện sớm lợn bị… quan-ly-chuong-trinh-cho-an-va-nhu-cau-dinh-duong-khuyen-nghi-tren-heo-con-phan-5 Quản Lý Chương Trình Cho…