Mô hình kinh tế Kiên Giang kiến nghị hỗ trợ 36 tỷ đồng chống khô hạn, xâm nhập mặn

Kiên Giang kiến nghị hỗ trợ 36 tỷ đồng chống khô hạn, xâm nhập mặn

Publish date Thursday. November 26th, 2015

Theo kiến nghị, nguồn kinh phí này tập trung đầu tư nạo vét những kênh thủy lợi trọng yếu để trữ nước ngọt; sửa chữa, nâng cấp các công trình cống ngăn mặn, giữ ngọt; mua máy bơm, nhiên liệu phục vụ công tác phòng chống hạn và xâm nhập mặn trên ba vùng sản xuất trọng điểm của tỉnh là Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu và U Minh Thượng.

Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn được dự báo sẽ diễn biến hết sức phức tạp trong mùa khô 2015-2016, ảnh hưởng bất lợi đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Cùng với đó, tỉnh đề nghị các địa phương chủ động sử dụng kinh phí từ nguồn thủy lợi phí và Nghị định 42 năm 2016 triển khai thực hiện công tác phòng chống hạn, mặn.

Trước mắt, quản lý vận hành hệ thống cống thủy lợi phù hợp với thực tế từng vùng, tiểu vùng sản xuất, đắp đập và gia cố, bồi trúc đê bao ngăn mặn, giữ ngọt đảm bảo nguồn nước tưới cho 305.000 ha lúa Đông Xuân 2015-2016.

Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi theo kế hoạch năm 2015 sớm hoàn thành đưa vào khai thác, tạo nguồn nước tưới cho sản xuất.

Mặt khác, tỉnh cũng khuyến cáo nông dân sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm và kiểm tra chất lượng nước, đề phòng nhiễm mặn trước khi bơm tưới.

Với vùng nuôi trồng thủy sản ven biển, nhất là vùng nuôi tôm tập trung ở Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, U Minh Thượng, An Biên, An Minh, bố trí mùa vụ hợp lý, tăng cường quan trắc môi trường nguồn nước để chủ động ứng phó, đầu tư xây dựng lưới điện ba pha, hệ thống thủy lợi mặn kết hợp hướng dẫn nông dân ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, phòng chống dịch bệnh gây hại tôm nuôi.

Trên lâm phần, tỉnh xác định những khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao như U Minh Thượng, Tứ giác Long Xuyên và Phú Quốc...

triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cho từng địa bàn.

Cụ thể là xây dựng lực lượng phòng chống cháy, sửa chữa chòi canh, đắp đập và nạo vét kênh mương, hồ chứa giữ nước, mua sắm máy bơm, phân công tổ, đội trực chiến khi mùa mưa kết thúc.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, trước diễn biến bất thường của thời tiết, từ đầu tháng 11 đến nay, diện tích lúa Mùa bị nhiễm mặn hơn 15.

860ha, tập trung ở ba huyện là Vĩnh Thuận, An Biên và An Minh; trong đó hơn 3.250ha bị thiệt hại 100%, diện tích còn lại đang bị nhiễm mặn khá nghiêm trọng, cây lúa không phát triển và trước nguy cơ tiếp tục bị chết nhưng không thể khắc phục được do nước ngoài sông, rạch đang bị nhiễm mặn với nồng độ khá cao, thiếu nguồn nước ngọt bơm vào đồng ruộng.

Ngoài ra, nhiều trà lúa Đông Xuân 2015-2016 ở các vùng sản xuất này đang trong tình trạng bị ảnh hưởng mặn xâm nhập, sẽ làm giảm năng suất, chất lượng và sản lượng lúa.


Related news

hon-686ha-nuoi-trong-thuy-san-dat-vietgap Hơn 686ha nuôi trồng thủy… tien-giang-dat-kim-ngach-xuat-khau-hang-hoa-tren-1-6-ty-usd Tiền Giang đạt kim ngạch…