Kinh nghiệm chăm sóc mạ khay
Qua thực tế tại các địa phương cho thấy, một số tổ dịch vụ và bà con nông dân làm mạ khay chưa thực hiện đúng các bước trong quy trình kỹ thuật, nhất là chăm sóc mạ khay sau khi gieo. Do đó khi cấy xuống cây lúa còi cọc, chậm phát triển, dễ bị sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng đến tiêm năng năng suất lúa về sau. Để thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, bà con cần chăm sóc mạ khay như sau:
Giai đoạn ủ hoạt hóa mầm
Sau khi gieo xong tiến hành xếp khay thành chồng (thường giao động từ 20 - 30 khay/chồng, chồng khay này cách chồng khay kia từ 15 - 20cm để tiện theo dõi, kiểm tra). Sau đó cho vào nhà ủ để mạ sinh trưởng phát triển tốt, kích thích mọc đều trên khay. Vụ xuân khi thời tiết rét cần giữ ấm cho mạ bằng cách che phủ nilon hoặc chuyển vào nhà ủ chuyên biệt, vụ mùa nên làm lưới đen che bớt ánh sáng để đảm bảo nhiệt độ cây mạ nhú mầm được thuận lợi.
Khi mạ nhú mầm dài khoảng 0,5 - 1cm thì rải khay thành các băng, luống với kích thước như gieo mạ truyền thống để tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây.
Tưới nước
Nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của lúa từ giai đoạn mạ, làm đòng đến trỗ và chín. Do đó cần cung cấp nước cho cây, nhất là vào giai đoạn mạ để cây sinh trưởng phát triển tốt.
Đối với vụ xuân cần tưới giữ ẩm, không tưới đẫm nước sẽ làm cây mạ bị bệnh. Vụ mùa không để thiếu nước làm khay mạ bị khô táp lá, ảnh hưởng rất lớn đến quá sinh trưởng phát triển của cây. Khi gặp thời tiết nắng nóng kéo dài, cường độ nắng mạnh cần tưới nước nhiều lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, không nên tưới vào buổi trưa hè nắng gắt.
Chống rét cho mạ
Vụ xuân khi gặp thời tiết bất thuận, nhất là các đợt không khí lạnh kèm theo mưa ẩm, nhiệt độ xuống thấp cần chống rét cho mạ bằng cách xếp các khay mạ thành luống sau đó làm các vòm có che phủ nilon như chống rét cho mạ theo phương pháp truyền thống.
Chống nóng cho mạ
Vụ mùa khi gặp thời tiết bất thuận, nhất là các đợt nắng nóng, nhiệt độ cao cần che lưới đen hoặc để nơi có bóng râm để hạn chế cường độ ánh sáng chiếu làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của mạ dẫn đến bị khô héo táp lá.
Biện pháp:
- Có thể làm nhà lưới chuyên biệt hoặc xếp khay thành các luống mạ sau đó làm các vòm hay khung che lưới đen (như đối với che phủ nilon chống rét cho mạ nhưng thay nilon trắng bằng lưới đen) để tiện cho việc chăm sóc.
- Luôn theo dõi và kiểm tra cường độ ánh sáng để có chế độ che hợp lý. Buổi trưa hè hoặc những ngày nắng nóng cần che phủ lưới đen để cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, hạn chế cây bị khô táp lá. Buổi sáng hoặc những hôm trời mát cần mở lưới ra để cây quang hợp được thuận lợi.
Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên kiểm tra khay mạ, phát hiện sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời theo khuyến của cán bộ BVTV địa phương
Khi mạ đạt tiêu chuẩn (mạ được 2,5 - 3 lá thật, chiều cao cây từ 10 - 20cm, cứng cây, đanh dảnh, sạch sâu bệnh) thì tiến hành vận chuyển để đi cấy, có thể cuộn tròn mạ để dễ dàng vận chuyển. Sau khi dùng xong khay mạ nên vệ sinh sạch sẽ để tiếp tục gieo đợt khác hoặc bảo quản dùng cho vụ sản xuất tiếp theo.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao