Tin nông nghiệp Kỹ thuật dùng chế phẩm tăng năng suất cây lạc

Kỹ thuật dùng chế phẩm tăng năng suất cây lạc

Author Hoàng Ngân, publish date Friday. December 29th, 2017

Chế phẩm vi khuẩn nốt sần hoạt động theo cơ chế, khi nhiễm vào sẽ giúp duy trì và cải thiện được những tính chất hóa học của đất trồng, như làm tăng hàm lượng mùn, lân, đạm…, đồng thời còn làm tăng số lượng vi sinh vật có ích trong đất trồng lạc để phân giải các chất giúp lạc phát triển.

Theo nghiên cứu của Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm - Đại học Huế , khi bón chế phẩm vi khuẩn nốt sần, tổng số vi khuẩn có ích cho sự phát triển của cây lạc tăng từ 1,13 đến 1,42 lần; vi khuẩn nốt sần tăng từ 1,16 đến 2,99 lần; vi sinh vật phân giải lân trong đất tăng từ 1,7 đến 2,61 lần.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo, chế phẩm vi khuẩn nốt sần sẽ cho hiệu quả tốt nhất khi bón với liều lượng từ 30-35kg trên mỗi hécta đất trồng lạc. Bên cạnh đó, trên nền đất trồng bón thêm phân chuồng, vôi và một lượng nhỏ các phân bón khác.

Về kỹ thuật chăm sóc cây lạc:

Thời vụ: Gieo trồng trong tháng 2 dương lịch. Lượng giống: 7-8 kg lạc củ/sào.Làm đất và lên luống: Đất cần làm tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1-1,5 m, cao 25-30 cm.

Chăm sóc: Bón phân: Bón đủ phân hữu cơ, lân và vôi. Trên đất bạc màu bón thêm kali. Lượng phân bón cho một sào gồm: phân chuồng 300-350 kg; phân đạm 3-4 kg; kali 3-4 kg; lân 15 kg; vôi bột 15 kg. Vôi bón lót 50% trước khi rạch hàng. Dùng cuốc rạch sâu 5-7 cm, hàng cách hàng 30-40 cm, hàng ngoài cách mép luống 10-15 cm. Phân hoá học gồm 15 kg supe lân + 1,5-2 kg kali +1,5-2 kg đạm, trộn đều và rải xuống rạch; phân hữu cơ bón sau cùng. Sau khi bón phân, lấp một lớp đất dày 2-3cm để hạt giống không bị tiếp xúc trực tiếp với phân; gieo 1-2 hạt/hốc, hốc cách hốc 10-15 cm. Bón thúc khi cây có 2-3 lá thật: urê 1,5-2 kg + 1,5-2 kg kali + 4 kg vôi bột.

Sau khi lạc ra hoa rộ 7-10 ngày, bón nốt lượng vôi còn lại, không trộn vôi với loại phân nào khác.Xới lần 1: Khi cây có 2-3 lá thật (sau mọc 10-12 ngày), xới phá váng, không vun để tạo độ thoáng dưới gốc, giúp cành cấp 1 phát triển. Xới lần 2: Khi cây có 7-8 lá thật (sau mọc 30-35 ngày), trước khi ra hoa nên xới sâu 5-6 cm giữa hàng, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, chú ý không vun gốc.Xới lần 3: Xới và kết hợp vun gốc sau khi lạc ra hoa rộ 7-10 ngày.

Chủ động phòng, trừ sâu bệnh bằng cách bón phân cân đối, chăm sóc hợp lý, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời. Chú ý đề phòng dế, kiến, mối hại quả và bệnh héo xanh do vi khuẩn.


Related news

nong-nghiep-chinh-xac-cho-nang-suat-cao-va-xanh-hon Nông nghiệp chính xác cho… xoai-cao-lanh-dap-ung-nhieu-thi-truong-kho-tinh Xoài Cao Lãnh đáp ứng…