Nuôi lợn (Heo) Kỹ Thuật Nuôi Lợn Nái

Kỹ Thuật Nuôi Lợn Nái

Publish date Friday. December 31st, 2010

Để có lợn nái tốt, ta nên chọn giống lợn Yorkshire thuần hoặc con lai giữa Yorkshire và Landrace nuôi gây giống. Sở dĩ chọn những giống lợn trên vì chúng có những ưu điểm sau: Đẻ sai con, nuôi con khéo, tuổi sử dụng kéo dài, khả năng tiết sữa tốt, chịu đựng tốt trong điều kiện khí hậu ở nước ta.

Những tiêu chuẩn để chọn nái tốt:
 - Chọn những con nái hậu bị lúc 8 tháng tuổi có trọng lượng đạt 90-100kg. - Dài đòn, mông vai nở, háng rộng, âm hộ xuôi.
 - Bốn chân thẳng, khỏe, ống chân to. - Có số vú từ 12 trở lên, có núm vú rõ, cách đều.


Đối với lợn giống và lợn nội địa muốn phối giống để có nhiều con, phải lưu ý những tiêu chuẩn sau.1. Về tuổi lên giống (cấn đực) và phối giống:
- Lợn cỏ (ỉ, Móng Cái) lên giống lúc 3-4 tháng tuổi.- Lợn lai (Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu) lên giống lúc 6-7 tháng tuổi.
- Lợn giống thuần chủng (Yorkshire, Duroc) lên giống lúc 7-7,5 tháng tuổi.Tuy là tuổi lên giống lần đầu như trên, nhưng khi phối giống muốn có nhiều con, ta nên bỏ chu kỳ lên giống đầu (nước đầu) mà phối giống (phủ nọc) vào chu kỳ 2. Vì lần lên giống đầu trứng rụng rất ít, nếu cho phối giống sẽ được ít con. Lợn tơ trứng rụng lần đầu trung bình 13,5+-2,1 trứng, lợn rạ mỗi lần lên giống trứng rụng bình quân 15,2+-2,2 trứng. Số trứng rụng này tùy thuộc vào giống lợn. Lợn rạ của một số giống lợn địa phương ở châu á có số trứng rụng bình quân 24-25 trứng/1 chu kỳ lên giống.


2. Về trọng lượng phối giống tốt nhất:- Lợn cỏ (ỉ, Móng Cái): 45-50 kg.
- Lợn lai (Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu): 70-80kg.- Lợn giống (Yorkshire, Landrace, Duroc): 90-100 kg.


3. Về thời điểm phối giống tốt nhất.Muốn cho nái đẻ nhiều con, ngoài chọn tuổi và trọng lượng lên giống, ta phải xác định thời điểm phối giống thích hợp nhất. Một chu kỳ lên giống của lợn là 21 ngày. Khi lên giống, lợn có biểu hiện: ăn ít, bỏ ăn, buồn bực, kêu rên suốt ngày, phá chuồng, thường nhảy lên lưng những con khác; âm hộ sưng lớn hơn bình thường và có màu đỏ mạng. Nếu dùng hai tay ấn nhẹ lên lưng lợn nái thì nó sẽ đứng yên, hai tai vểnh lên (đối với nái nuôi con thường lên giống sau khi tách con hoặc tách đàn từ 1-7 ngày).


Thời gian động dục của lợn nái biến động từ 3-5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp cho các loại lợn nái như sau:- Đối với lợn nội: cuối ngày thứ 2 đầu ngày thứ 3.
- Đối với lợn ngoại và ngoại lai: cuói ngày thứ 3 sang đầu ngày thứ 4.Thời điểm này có thể thay đổi tùy theo từng con, do đó cần phải quan sát biểu hiện của lợn lên giống. Nếu âm hộ từ chỗ sưng đỏ chuyển sang héo dần, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra thì đó là thời điểm phối giống tốt nhất (đậu thai nhiều nhất).

Nên phối vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Có thể phối 2 lần (nhất là phương pháp thụ tinh nhân tạo), một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi chiều hoặc ngược lại.


Đối với thụ tinh nhân tạo, nên chú ý không được dùng bơm tiêm đẩy mạnh tinh dịch vào âm hộ lợn mà nên kích thích từ từ để dạ con (tử cung) co bóp hút tinh dịch vào hai ống dẫn trứng (sừng tử cung).

Thức ăn cho lợn nái:
ở vùng đồng bằng Nam Bộ, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chủ yếu là tấm, cám, khô dừa. Có thể dùng cho lợn nái mang thai và lợn nái nuôi con ăn, nhưng phải phối hợp khẩu phần khác nhau cho lợn nái mang thai và nuôi con. Vì ở giai đoạn mang thai từ 1-90 ngày nhu cầu dinh dưỡng cần ít hơn giai đoạn 90-114 ngày. Còn ở giai đoạn nuôi con thì nhu cầu dinh dưỡng cần cao hơn để tạo sữa.

Có thể thay tấm bằng ngô trong khẩu phần thức ăn cho lợn nái mang thai. Nếu ngô có sẵn và rẻ hơn tấm.
ở vùng trồng nhiều sắn, ta có thể dùng sắn cho lợn nái mang thai, nhưng trong khẩu phần thức ăn chỉ nên cho sắn vào thay tấm hoặc ngô với tỷ lệ từ 8-10% mà thôi, không nên đưa nhiều vì chất độc trong sắn có thể ảnh hưởng đến lợn con hoặc bào thai, gây chết thai.

Không nên cho lợn nái mang thai ăn liên tục như lợn nái nuôi con, mà phải ăn hạn chế một ngày 2-3kg thức ăn hỗn hợp trên và chia làm 2 lần, sáng ăn 1kg và chiều ăn 1kg. Mục đích để lợn nái không béo quá, nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng nuôi bào thai.


 Lưu ý: Gần tới ngày lợn nái mang thai đẻ, ta cho ăn tăng thức ăn từ 3-3,5kg cách 3 ngày trước khi đẻ và còn 2kg cách 1 ngày trước khi đẻ. Trong ngày lợn đẻ, ta chỉ nên cho ăn rau xanh để lợn nái dễ đẻ và sữa ít căng, tránh được bệnh sốt sữa. - Ngày lợn đẻ cho ăn cháo + ít muối + rau xanh.
 - Ngày thứ 2 cho ăn khoảng 1kg thức ăn hoặc ăn cháo tiếp. - Ngày thứ 3 cho ăn khoảng 2 kg thức ăn.
 - Ngày thứ 4 cho ăn khoảng 3kg thức ăn. - Ngày thứ 5 trở đi cho ăn khoảng 4-6kg thức ăn/1 ngày.
 Vitamin A, D, E rất cần cho lợn nái mang thai và lợn nái nuôi con. Như vậy nếu trong khẩu phần thức ăn không được bổ sung vitamin ADE hoặc premix vitamin có chứa ADE thì ta phải tiêm vitamin ADE bổ sung cho lợn nái.
Với các loại vitamin ADE (Mỹ, Canada) có trên thị trường (1cc ADE chứa: A 500.000UI, D75.000UI, E 50mg) thì mỗi con tiêm liều 2cc/1 tháng là đủ.Nếu khẩu phần thức ăn đã bổ sung đủ hàm lượng vitamin ADE theo nhu cầu của lợn nái thì không cần tiêm bổ sung vitamin ADE.


Những biểu hiện của lợn nái sắp đẻ.Thời gian mang thai của lợn nái là 114-115 ngày. Ngày lợn đẻ thường biến động 1-2 ngày (có thể sớm hơn hoặc muộn hơn 1-2 ngày), trường hợp đặc biệt có con chậm đẻ tới 7-10 ngay.


Những triệu chứng biểu hiện lợn nái sắp đẻ:- Đi lại khó khăn, chậm chạp, bầu vú căng đỏ hồng, vắt có sữa. Nái cắn ổ, ủi máng, phá chuồng, đi ỉa liên tục, phân táo bằng ngón tay cái. Khi nước nhờn chảy ra từ âm hộ lợn nái là dấu hiệu nó sắp đẻ. Khi nước ối đã vỡ ra (nước đục hoặc có phân su chảy ra) là lợn con sắp ra. Lợn nái tơ thường đẻ khó hơn lợn nái rạ. Bình thường cứ sau mỗi cơn rặn mạnh, lợn nái co chân sau lên là lợn con được mẹ rặn đẩy ra ngoài. Cứ trung bình 10-15 phút hoặc 15 phút đến 1 giờ nái đẻ được 10 phút. Có trường hợp nái đẻ liên tục 2-3 con trong vòng 10 phút. Nếu nái đẻ tốt, chỉ sau 2-5 giờ là lợn con ra hết và 2-3 giờ sau nhau sẽ ra hết.


Trong lúc lợn nái đẻ, có thể đầu hoặc 2 chân sau của lợn con ra trước, không có gì nguy hiểm. Chỉ trong trường hợp lợn nái đã vớ ối từ 3-6 giờ, mặc dù vẫn rặn đều mà không thấy lợn con ra, ta phải xử lý bằng 1 trong 3 phương pháp sau:

a. Phương pháp 1: Dùng rượu (alcol) sát trùng tay sau đó nhúng tay vào dầu dừa hay dầu lạc (có pha penicillin với tỷ lệ 1 triệu UI/100cc dầu). Đưa tay từ từ vào âm đạo lợn mẹ để thăm dò, nếu thấy lợn con đã ra tới cổ tử cung và xoang chậu mà lợn mẹ không rặn ra được thì dùng tay kéo phụ ra theo nhịp rặn của nái để khỏi làm rách âm đạo và tử cung lợn mẹ.


Có hai cách kéo thai ra: Nếu đầu lợn con ra trước thì dùng ngón tay trỏ đệm dưới hàm, còn ngón tay cái đưa vào trong miệng, kẹp 2 ngón tay ép lấy hàm dưới kéo thai ra ngoài. Nếu 2 chân sau ra trước thì dùng ngón tay giữa đưa vào giữa 2 chân của lợn con, còn ngón trỏ và ngón áp út kẹp ép 2 chân lợn con vào ngón tay giữa sau đó kéo thai ra theo nhịp rặn của lợn mẹ.

 b. Phương pháp 2; Nếu kiểm tra bằng tay không thấy lợn con, mà âm hộ, cổ tử cung và xoang chậu rộng không có biểu hiện đẻ khó do thai lớn, thì ta dùng thuốc dục đẻ Oxytoxin hoặc Post hypophyse tiêm kích thích cho lợn đẻ. Liều tiêm 10-15 UI/1 lợn nái 80-100 kg (2-3 ống loại 5UI/1 ống). Sau khi tiêm 10-15 phút thuốc có tác dụng. Phương pháp này cũng áp dụng đối với trường hợp lợn nái đã đẻ được 1-2 con nhưng đẻ chậm những con sau, hoặc những lợn nái rạ tuy đẻ được nhưng rặn kém, sau 2-3 giờ mới cho ra 1 con. Ta nên tiêm thuốc kích thích đẻ để tránh lợn con bị chết ngạt.
Mỗi lợn nái đẻ chậm chỉ nên tiêm 1-3 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút đến 1 giờ.

 c. Phương pháp 3: Lợn con quá lớn không thể chui qua xoang chậu lợn mẹ được thì ra phải mổ lấy thai ra.

Sau khi sinh, lợn mẹ bị mất sức rất nhiều do mất nước, mất máu và ăn kém. Đề phòng các trường hợp viêm tử cung, ngay sau khi lợn nái đẻ xong ta nên tiêm cho nó một liều thuốc kháng sinh. Những thuốc kháng sinh có thể dùng tiêm cho lợn nái mà không ảnh hưởng làm giảm sữa như: Terramycin 10cc/1 ngày, liên tục trong 3 ngày. Tylan 50 hoặc Suanavil 5 tiêm 10cc/1 con/1 ngày, liên tục trong 3 ngày.


Trong thời gian tiêm kháng sinh cho lợn nái, ta nên tiêm kèm thuốc bỏ (vitamin C, B1, B complex, B12, Gluconat, Stricmin) để trợ sức, kích thích lợn ăn khỏe để có sữa cho lợn con.

Riêng đường sinh dục của lợn nái, mỗi ngày nên rửa bằng nước thuốc tím 1phần nghìn (1g/1 lít nước). Sau 1-2 giờ có thể bơm thuốc kháng sinh Penicillin 2 triệu UI hoặc Terramycin 2g pha trong 20-40cc nước, liên tục trong 3-4 ngày.


Related news

benh-sinh-san-heo-nai Bệnh Sinh Sản Heo Nái ky-thuat-nuoi-heo-nai-heo-con-va-heo-thit Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái,…