Tôm sú Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Vỗ Tôm Bố Mẹ Cho Đẻ

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Vỗ Tôm Bố Mẹ Cho Đẻ

Publish date Saturday. July 6th, 2013

1. Giới thiệu:

Phong trào sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh đòi hỏi nguồn cung cấp tôm bố mẹ lớn. Nhưng việc xử dụng tôm bố mẹ ngoài tự nhiên bị hạn chế bởi tính mùa vụ và tập tính sinh sản. Mặt khác các bãi tôm đã khai thác khá triệt để. Bởi vậy vấn đề nghiên cứu tạo nguồn tôm bố mẹ nhân tạo đã được đặt ra từ lâu.

Năm 1943 Panous đã phát hiện ra nuôi tôm thành thục bằng phương pháp cắt mắt. Từ đó đến nay phương pháp này được hoàn thiện dần và được áp dụng thành công ở nhiều nước.

2. Cách tuyển chọn tôm bố mẹ

Tôm mẹ được thu thập từ biển khơi hoặc trong các ao đầm.

Các tiêu chuẩn chọn tôm bố mẹ.

Trọng lượng: Đối với tôm cái ≥ 100 gr, đối với tôm đực ≥ 60gr

Màu sắc tươi sáng, bóng mượt

Hình dáng ngoài không bị tổn thương

Bộ phận sinh dục ngoài hoàn chỉnh.

3. Vận chuyển:

- Phương pháp hở:

Tôm được chứa trong thùng từ 20 - 40 lít, có sục khí và mật độ tương đương 1 con/5 lít

Thời gian vận chuyển quá 8 tiếng phải cho ăn và thay nước.

Nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình vận chuyển không vượt quá 30 độ C

- Phương pháp kín :

Tôm chứa trong túi nhựa (loại túi chuyên dùng 40 x 60 x 60cm) có chứa oxy

Thời gian vận chuyển không quá 14 tiếng.

Nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình vận chuyển không vượt quá 30 độ C

4. Kỹ thuật nuôi tôm phát dục:

4.1 Xử lý:

Tôm bố mẹ vận chuyển về trại được xử lý trước khi đưa vào bể nuôi để loại trừ mầm bệnh và tránh lây lan về sau.

Hóa chất thường dùng để xử lý bao gồm trong các loại sau:

Formalin 25-50ppm

Treflan 0,5-1ppm

KMnO4 2-3ppm

Malachite green (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) 2 - 5 ppm (hiện nay đã cấm sử dụng - VL)

Thời gian xử lý thường từ 15-30 phút

Trong quá trình nuôi vỗ, định kỳ từ 3-4 ngày xử lý tôm 1 lần để loại mầm bệnh bám trên vỏ.

Khi chọn tôm, chuẩn bị cho đẻ phải xử lý để tránh lây bệnh cho ấu trùng.

4.2 Cắt mắt:

4.2.1 Nguyên lý:

Ở giáp xác mười chân (Decapoda) tiếp giáp giữa cầu mắt và cuống mắt của chúng có cơ quan X và tuyến sinus tiết ra MIH (Molt Inhibiting Hormone) ức chế lột xác và GIH (Gonad Inhibiting Hormone) ức chế thành thục sinh dục.

Cơ quan Y nằm ở gốc chân hàm lớn, sản xuất Ecdysone (Hocmon lột xác)

Trong điều kiện bình thường MIH kìm mãm lột xác và GIH kìm hãm thành thục sinh dục. Khi những yếu tố sinh lý và môi trường có lợi cho việc tái sản xuất, hoạt động MIH và GIH giảm do đó sự lột xác hoặc thành thục sinh dục xảy ra dưới tác động của Ecdysone và GSH (Gonad Stymulating). GSH được phóng thích từ hạch ngực và hạch não của hệ thần kinh.

Như vậy khi cắt mắt (phá hủy cơ quan X và tuyến sinus) sẽ làm giảm lượng MIH và GIH. Khi đó tôm sẽ nhanh chóng thành thục sinh dục hoặc lột xác.

4.2.2. Các phương pháp cắt mắt:

- Dùng dao lam xẻ đầu mắt

- Dùng chỉ buộc

- Dùng kẹp nóng kẹp cuống mắt

- Dùng kéo cắt

* Chú ý: Chỉ cắt mắt khi tôm mẹ khỏe mạnh, không bệnh. Tất cả các thao tác phải nhanh, chính xác. Trong quá trình cắt mắt tôm được để trong nước.

4.3 Quản lý chăm sóc:

4.3.1 Điều kiện môi trường nuôi tôm bố mẹ:

Độ mặn : 28 - 34%

Nhiệt độ : 28 - 30 độ C Oxy hòa tan 4-7mg/lít

pH : 7,6-8,2 Giữ môi trường ổn định

4.3.2 Mật độ và tỷ lệ đực/cái:

Bố trí mật độ hợp lý để tránh ô nhiễm, bệnh tật cũng như tiết kiệm được chi phí chăm sóc và tỷ lệ giao vỹ đạt cao.

Bể nuôi vỗ bố trí mật độ 3-5 con cái/m2. Bể giao vỹ 2-4 con/m2 (tỷ lệ đực/cái là 1/1).

Thường xuyên kiểm tra chọn những cá thể cái đang ở giai đoạn tiền lột xác chuyển sang bể giao vỹ.

4.3.3 thức ăn và chế độ cho ăn:

Thức ăn là yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao tỷ lệ thành thục, chất lượng buồng trứng và chất lượng ấu trùng.

Phối hợp nhiều loại thức ăn trong khẩu phần để đảm bảo dinh dưỡng cũng như phù hợp tập tính ăn của từng cá thể.

Loại thức ăn: Thức ăn tổng hợp, mực ống, hàu, nghêu, trai, giun biển, ốc càng và thịt bò.

Ngày cho ăn 3 lần: 8 giờ sáng, 17h chiều và 23 giờ đêm.

Lượng cho ăn hàng ngày bằng 10-15% tổng trọng lượng cơ thể đàn tôm mẹ trong thời kỳ phát dục. Bằng 3-5% tổng trọng lượng cơ thể tôm mẹ trong giai đoạn lột xác.

4.3.4 Thay nước:

Hàng ngày thay nước 2 lần, mỗi lần 100%, bảo đảm nguồn nước nuôi đưuọc sạch. Cân bằng độ mặn và nhiệt độ giữa nước cấp và nước trong bể nuôi.

4.3.5 Cho đẻ:

Kiểm tra tôm mẽ hằng ngày vào 7h tối, nếu phát hiện tôm mang trứng ở giai đoạn III, IV thì chuyển ngay tôm mẹ sang bể cho đẻ.

Thời gian đẻ của cá thể đầu và cuối trong cùng 1 bể không quá 2 tiếng.

Mật độ trứng khoảng 1.000.000 trứng/m3

Tôm thường đẻ vào ban đêm, khoảng 8 giờ tối - 3h sáng. Tôm sú chuẩn bị đẻ, màu sắc sậm lại sau đó bơi lên mặt nước nghiên mình và đẻ trứng. Khi tôm đẻ 3 đôi chân sau chụm lại duỗi về sau, cơ cử động nhịp nhàng giúp quá trình đẻ trứng và phóng tinh. Các đôi chân bơi cử động mạnh giúp tôm mẹ bơi về phía trước cho trứng thụ tinh và phân tán ra. Quá trình đẻ có thể liên tục hoặc gián đoạn.

* Đánh giá chất lượng đẻ:

Tốt - Mùi tanh ít - Bọt ít và nhỏ - Trứng rời - Có màng thụ tinh  - Sau đẻ 30 phút có phân cắt 2 tế bào

Xấu - Mùi tanh - Bọt nhiều và có nhớt - Trứng vón - Ít màng thụ tinh - Sau đẻ 30 phút đa số trứng không phân cắt, trứng vỡ nhiều.

4.3.6 Thu ấu trùng (Nauplius)

Tại bể ấp, sau khi đẻ từ 13-15h trứng nở thành ấu trùng. Khi chuyển sang ấu trùng 3-4, tắt sục khí treo đèn, ấu trùng hướng quang nổi lên mặt nước. Ta dùng vợt thu ấu trùng vớt ra thùng, sau khi thu xong ấu trùng tiến hành định lượng, rửa sạch và chuyển đến trại ương nuôi.

Tiêu chuẩn ấu trùng có chất lượng tốt: Hướng quang mạnh, Các phụ bộ đủ và thẳng, Không dị dạng, Màu sắc xám sáng.


Related news

cat-cuong-mat-de-kich-thich-tom-de Cắt Cuống Mắt Để Kích… phuong-phap-kiem-tra-danh-gia-chat-luong-tom-giong Phương Pháp Kiểm Tra Đánh…