Kỹ thuật trồng cây hoa chuông tình yêu làm quà tặng ngày Valentine
Hoa chuông tình yêu là cây khá lạ, bởi sau khi hoa tàn cây sẽ ngủ sau đó tiếp tục hồi sinh. Chính vì thế mà kỹ thuật trồng cây hoa chuông tình yêu cũng khá khó khăn.
Hoa chuông tình yêu biểu tượng cho tình yêu đôi lứa. Ảnh minh họa
Đặc điểm hoa chuông tình yêu
Ngay bản thân cái tên hoa chuông tình yêu cũng đã gợi cho chúng ta liên tưởng tới một loài hoa đẹp biểu tượng cho tình yêu lứa đôi. Đúng vậy, hoa tử la lan, hay còn gọi là hoa chuông tình yêu (valentine), có tên khoa học là Sinningia speciosa hay Gloxinia speciosa. Ngoài ra còn có một số tên gọi khác như hoa thánh, hoa mõm chó biển, đại nhâm đồng, hồng xiêm, phú quý. Cây có nguồn gốc từ Brazin.
Theo nhiều nhận định khác nhau, nhưng đa phần đều cho rằng hoa chuông tình yêu là loài cây đẹp nổi bật nhất trong tất cả các loài hoa cảnh trong nhà bởi vẻ đẹp mềm mại như nhung, nhiều màu sắc rực rỡ: tím, đỏ thẫm, đỏ đậm, đỏ tía, hồng, hồng nhạt, trắng ...Cây có dạng thân củ, thấp cây (12-15 cm), lá hình thuôn hoặc oval, hoa hình chuông khá to, cây rất khoe sắc do có ít lá và nhiều hoa to nở cùng lúc.
Điều cũng làm nên sức hút và đặc biệt ở loài hoa chuông tình yêu này đó là sau khi nở hoa khoảng 6-8 tuần, hoa tàn đi, cây sẽ rơi vào trạng thái ngủ, sau một khoảng thời gian nó mới tiếp tục hồi sinh và ra hoa. Do đó, để hoa chuông tình yêu có thể sống được nhiều năm, ra hoa hằng năm, cần chú ý thường xuyên tới khâu kỹ thuật trồng cây và chăm sóc cho cây một cách cẩn thận.
Giống hoa chuông tình yêu
Hoa chuông tình yêu sẽ nở chỉ sau 2 tháng trồng đó là đối với cây cấy mô, và khoảng 5 tháng đối với cây trồng từ hạt, mỗi đợt hoa nở kéo dài khoảng 20 ngày. Các giống hoa chuông đơn và hoa chuông kép đều rất đa dạng về màu sắc từ hồng, tím, đỏ, đỏ viền trắng, tím viền trắng, trắng... Có thể nhân giống bằng cách cấy mô, giâm lá và củ.
Đất trồng
Trồng hoa chuông tình yêu đòi hỏi đất trồng phải đảm bảo tơi xốp, thoáng khí, đủ ẩm và thoát nước tốt. Độ pH từ 5,5-6,5. Cần tăng cường bón phân dưới dạng dung dịch dinh dưỡng mỗi tuần/lần khi thấy những nụ hoa đầu tiên xuất hiện. Bón phân 2 tuần/lần trong những giai đoạn phát triển khác.
Trồng hoa chuông tình yêu đòi hỏi đất trồng phải đảm bảo tơi xốp. Ảnh minh họa
Khi trồng cần pha thêm một hổn hợp gồm đất thịt, rêu than bùn, đá trân châu, phân hữu cơ với tỉ lệ 1:1:1:1. Một hỗn hợp gồm đất thịt, rêu than bùn, đá trân châu, phân hữu cơ với tỉ lệ 1:1:1:1.
Nhiệt độ
Hoa chuông tình yêu là loài cây thích mát mẻ, nhiệt độ lý tưởng khoảng 22oC-25oC (ban ngày), 18oC-20oC (ban đêm) trong thời kỳ ra hoa. Khi nhiệt độ tăng cao hơn 25 độ C cần giữ ẩm cho cây bằng cách phun sương, không phun trực tiếp vào cây sẽ gây ảnh hưởng không tốt, phun sương phần không gian phía trên tán lá. Vì nhu cầu độ ẩm cao và liên tục, nên rãi một lớp đá trân chân trên mặt chậu để giữ ẩm, ngăn cản sự bay hơi nước.
Kỹ thuật trồng cây hoa chuông tình yêu
Trồng cây cấy mô (đã thuần dưỡng 15 ngày) vào các ly nhỏ đường kính 5 cm với giá thể trồng gồm hỗn hợp than bùn: xơ dừa - tro trấu - đất mùn (2 : 1: 1 : 1), trong điều kiện thoáng mát (khoảng 50 % ánh sáng), khoảng 15 - 20 ngày sau chuyển sang trồng chậu. Phân bón pha hỗn hợp nitrat canxi (11 - 0 - 0 - 20 CaO) 65g, MKP (0 - 52 - 34) 10 g, kali clorua (0 - 0 - 60) 20 g, Multi - K (13 - 0 - 46) 20 g, magnesium nitrat (11 - 0 - 0 - 15 MgO) 25 g cho 100 ml nước. Tưới phân định kỳ 4 ngày/lần, ngâm ủ phân cá và phân bánh dầu để tưới bổ sung, phải tưới nước lại sau khi tưới phân.
Cây con hoa chuông chuyển vào chậu có đường kính 14 cm, cao 10 cm với giá thể trồng gồm xơ dừa - cát sạch (3 : 1), lượng phân bón lót cho 100 chậu gồm Greenfield 2 kg, vôi nông nghiệp 300 g, sulfat sắt 250 g (pha với 8 lít nước để tưới), pH thích hợp cho cây 5,5 - 5,8.
Chăm sóc hoa chuông tình yêu
Cây hoa phát triển tốt trong điều kiện thoáng mát (khoảng 50% ánh sáng). Thường xuyên tưới nước vào buổi sáng sớm, không tưới vào buổi chiều vì cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Có thể tưới bằng nhiều cách như tưới phun sương, tưới nhỏ giọt... nhưng phải đảm bảo vừa đủ ẩm độ làm mát cho cây. Khi hoa đã nở chỉ nên tưới gốc, không tưới vào lá và hoa, không tưới quá đẫm vì cây dễ bị thối.
Tỉa cành
Muốn hoa nở tập trung cần tỉa bỏ 2 nụ đầu tiên (khi nụ đã chuyển màu). Tỉa bỏ những lá, hoa đã già héo để tránh làm cây bị bệnh.Các hoa tàn thì tách bỏ hoa ra khỏi các đài hoa. Sau khi tất cả các hoa đã tàn, nên cắt sát gốc, các chồi mới sẽ mọc từ củ dưới mặt đất. Tiếp tục bón phân và chăm sóc theo quy trình, cây sẽ ra hoa mới.
Chăm sóc sau khi nở hoa
Kỹ thuật trồng cây hoa chuông tình yêu khá khó khăn. Ảnh minh họa
Sau khi hoa rụng đi, lá cũng bắt đầu vàng úa và rụng theo, lúc này cây rơi vào trạng thái ngủ, cây chết đi và còn lại bộ củ. Lúc bấy giờ nên giảm lượng nước tưới, đặt cây ở nơi tối và mát, nhiệt độ khoảng 10-11oC, trong đất khô từ 2 đến 4 tháng.Vào khoảng cuối đông đầu xuân, củ bắt đầu có dấu hiệu nảy mầm. Trồng củ trong chậu mới với hổn hợp đất trồng như đã nêu ở trên, di chuyển chậu đến nơi có ánh sáng dịu nhẹ, tiếp tục tưới nước và duy trì độ ẩm liên tục, cây sẽ hồi sinh và phát triễn.
Phòng trừ sâu bệnh
Bọ trĩ là kẻ thù nguy hiểm của hoa chuông tình yêu. Khi có hiện tượng héo lá, lốm đốm nâu thì cây đã bị nhiễm vi rút gây bệnh héo lá trên cà chua, không thể chữa trị, nên nhanh chóng nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng đến những cây khác. Thường xuyên tỉa bỏ những lá héo, hoa tàn là cách phòng tránh bệnh cho cây. Vì lá hoa chuông tình yêu khá giòn, cần cẩn thận khi tỉa bỏ lá già, tránh làm tổn thương lá non.
Cách nhân giống
Nhân giống hoa chuông tình yêu bằng phương pháp cấy mô, giâm lá và củ, giá thể trồng gồm: sơ dừa- tro trấu- đất mùn (cát), cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng mát, cần có giàn che, ánh sáng 50%.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao