Cà chua Kỹ thuật trồng cây và bón phân cho cây cà chua ăn không hết quả

Kỹ thuật trồng cây và bón phân cho cây cà chua ăn không hết quả

Author Hoàng Nam (tổng hợp), publish date Wednesday. March 28th, 2018

Kỹ thuật trồng cây cà chua mới nhất cho ra nhiều quả ăn mãi không hết, vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm chi phí.

Kỹ thuật trồng cây cà chua ra nhiều quả và chất lượng cao. Ảnh minh họa

Cà chua là cây trồng quanh năm, rất dễ trồng, dễ chế biến và không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán.

Cây cà chua có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller. Cà chua được trồng rộng rãi và canh tác khoảng 200 năm nay ở châu Âu để làm cây thực phẩm.

Thời vụ trồng cây cà chua

Vụ đông xuân: trồng cây tháng 10 – 11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1 – 2.

Vụ xuân hè: trồng cây tháng 12 – 1 dương lịch, thu hoạch vào 3 – 4 dương lịch.

Vụ hè thu: trồng cây tháng 6 – 7 dương lịch thu hoạch vào tháng 9 – 10.

Kỹ thuật trồng cây cà chua

Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần trước khi lên luống trồng cây con.

Luống cà chua có chiều rộng 110 – 120cm, rãnh rộng 20 – 25cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí theo hướng Đông – Tây. Trồng cà chua vụ hè thu lên luống cao hơn vụ thu đông để tránh ngập nước.

Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất nhưng có thể bố trí như sau:

Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 40cm- 60cm.

Khi trồng nên cắt bớt rễ cái nếu quá dài để cho cây bén rễ nhanh. Nên trồng cùng loại kích cỡ cây con trong luống để tiện chăm sóc

Nên trồng cà chua vào buổi chiều, sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất xung quanh gốc. Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay.

Kỹ thuật bón phân cho cây cà chua

Để đạt năng suất cao, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Cà chua là cây vừa sinh trưởng dinh dưỡng (thân lá), vừa sinh trưởng sinh thực (ra quả) nên cần bón lót phân hữu cơ, bón thúc nhiều lần.

Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái bắt đầu chín.

Lượng phân bón:

Phân hữu cơ khoảng 2 tấn/1000m2, nếu không có phân hữu cơ có thể dung phân vi sinh tưởng đương 20kg/1000m2.

Phân hoá học: Urê: 30 kg + NPK 16-16-8: 25 Kg, Super Lân: 40 kg và Sulfat Kali: 30 kg/1000m2.

Cách bón phân:

Bón lót : toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ super Lân+ 5 kg NPK 16-16-8.

Bón thúc: 4 lần bón

Thúc lần 1: (10 – 15 ngày sau khi trồng):7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

Thúc lần 2 : (22 – 25 ngày sau khi trồng, lúc hoa bắt đầu có nụ): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK. Có thể kết hợp phun thêm phân bón lá để thúc cà chua tạo mầm hoa, 7 ngày /1 lần.

Thúc lần 3: (lúc hoa rộ): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

Thúc lần 4: (sau lần thu hoạch trái đầu tiên): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

Cà chua cần được bón thúc thêm sau mỗi lần thu hoạch quả.

Kỹ thuật chăm sóc cây cà chua

Nhu cầu nước tưới của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng nên thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất. Khi bón nhiều phân đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.

Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

Hiện nay, việc lắp đặt thi công hệ thống tưới tự động đã trở nên phổ biến trên những loại cây ăn trái và cây công nghiệp khác. Với công nghệ mới này, giúp đất quanh vùng rễ luôn được giữ ẩm, phần gốc cây luôn được sạch và độ ẩm được tăng lên, giãm lượng nước bốc hơi như hệ thống tưới thủ công bằng vòi nước. Nước được tưới đều hơn trên tất cả các luống cà chua. Đó là những gì hệ thống tưới phun mưa ở gốc cây, một hệ thống tưới tự động phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà chua.

Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8 – 10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.

Quả cà chua được chăm sóc tốt sẽ cho năng suất cao và an toàn cho người sử dụng. Ảnh minh họa

Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Mỗi cây cà chua vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc giàn tới đó.

Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.

Với cà chua sinh trưởng hữu hạn: Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 – 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

Cà chua sinh trưởng vô hạn có thể để thân chính vươn dài theo cọc giàn. Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.


Related news

ca-chua-sai-qua-it-benh-nho-ky-thuat-ghep-goc Cà chua sai quả, ít… giong-ca-chua-chat-luong-cao-ht109 Giống cà chua chất lượng…