Tôm thẻ chân trắng Kỹ thuật ương cá chẽm

Kỹ thuật ương cá chẽm

Publish date Tuesday. March 31st, 2015

Trong thực tế khi ương cá chẽm từ cá hương lên cá giống trong diện tích hẹp, mật độ dày, chế độ chăm sóc không chu đáo, giữa chúng có sự cạnh tranh thức ăn, cạnh tranh không gian sống, cá lớn không đều và chúng tấn công lẫn nhau để ăn thịt làm cho tỷ lệ sống sau khi ương nuôi rất thấp.

Ương cá chẽm từ hương lên giống, có thể tiến hành ở ao ở lồng ngoài biển và ở bể xi măng.

- Ương ở bể xi măng hiệu quả thấp  vì chất thải của cá, thức ăn thừa sẽ tích tụ trong bể nhanh làm cho môi trường nước dễ bị ô nhiễm. Cá hoạt động trong bể thường cọ xát vào thành bể, thân bị xây sát dẫn đến cá bị nhiễm bệnh vi khuẩn chết. Ngoài ra, ương trong bể thể tích hẹp cá dễ tấn công lẩn nhau để ăn thịt.

- Ương cá trong lồng lưới, tuy có ưu điểm lợi dụng được điều kiện môi trường nước chảy tự nhiên, cá sống khoẻ, lớn nhanh, song lồng lưới thường bị các sinh vật biển bám làm cản trở dòng nước lưu thông cá thường thiếu oxy, lồng mau hư hỏng và trong thể tích hẹp cá dễ tấn công lẫn nhau để ăn thịt.

- Ương trong ao đất là biện pháp nâng cao tỷ lệ sống cho cá chẽm giống hiện nay. Song phải đảm bảo các điều kiện sau: Ao được xây dưng ở nơi không bị phèn, đất có thành phần sét đ6ỳ đủ để giữ được nước, biên độ thuỷ triều vừa phải (khoảng 2-3 m) để tháo cạn được nước khi thuỷ triều rút và cấp đủ nước cho ao khi thuỷ triều lên. Nước biển sạch bảo đảm các thông số cho phép như sau:

pH: 7,5-8,5

Oxy hoà tan: 4-9mg/l

Nồng độ muối: 10-30 phần ngàn

Nhiệt độ: 26-30 độ C

NH3: < 1mg/l

H2S: < 0,3mg/l

Độ đục của nước: < 10mg/l

Diện tích ao ương từ 500-2000 m2 dễ quản lý chăm sóc; mực nước trong ao từ 0,8-1m, đáy ao bằng phẳng. Mỗi ao có 2 cống có lưới mắt mau (mắt lưới 1mm) để tránh sinh vật hại cá xâm nhập vào ao theo nước và ngăn không cho cá theo nước ra ngoài.

Trước khi thả cá, ao được cải tạo diệt tạp, tháo cạn nước ao cũ , phơi đáy ao cho se lớp bùn mặt hoặc phơi nứt chân chim để đất xốp, loại được các khí độc, oxy hoá các chất khoáng. Ao mới đào phải thay nước nhiều lần để môi trường ổn định. Bón lót gây màu ao bằng phân gà với lượng 5 kg/m2  ao. Dẫn nước vào ao và thả artemi để gây thức ăn ban đầu cho cá với lượng 10g trứng khô/100m2 ao. Sau 10-15 ngày artemi đạt giai đoạn trưởng thành, tiến hành thả cá vào nước.

Chọn cá hương đồng cỡ, thả đủ mật độ trong thời gian ngắn để hạn chế sự cạnh tranh thức ăn và không gian sống của chúng. Cách phân cỡ cá như sau: Dùng chậu nhựa hoặc khai nhựa, đục nhiều lỗ như mắt rổ ở đáy và xung quanh thành. Lỗ cỡ kích thước đồng đều  theo quy cỡ đã chọn. Để chậu (khay) trên mặt bể co chứa nước sạch, cho cá vào rổ, khay. Cá nhỏ lọt xuống bể, chọn những cá khoẻ, không bị dị hình đem thả nuôi. Tuỳ theo cỡ cá, thả mật độ khác nhau. Cỡ cá 2-2,5cm thả mật độ 20-30 con/m2 ao; cỡ cá lớn thả thưa hơn.

Ngoài thức ăn và artemi cung cấp ban đầu, trong quá trình ương sử dụng cá tạp xay nhuyễn làm thức ăn cho cá. Cách cho ăn như sau:

Tuần lễ thứ nhất, lượng thức ăn hàng ngày bằng 100% khối lượng cá nuôi.

Tuần lễ thứ 2 lượng thức ăn bằng 60% khối lượng cá nuôi.

Tuần lễ thứ ba trở đi, lượng thức ăn bằng 20% khối lượng cá nuôi.

Cá chẽm quen ăn mồi động vật, khi cho ăn cần phải tập luyện cho cá đến ăn tập trung bằng cách dùng thanh tre đập xuống mặt nước, khi cá đến tập trung sẽ thả thức ăn vào giữa đàn cá, do cá chẽm không ăn chìm dưới đáy ao, nên thả thức ăn từ từ để cá kịp phản xạ đớp mồi. Tuần lễ đầu, ngày cho ăn 5-6 lần, mỗi lần cho ăn đều gây phản xạ. Khi cá đã quen thì giảm số lần cho ăn 3-4 lần/ngày và 2 lần/ngày. Thời gian cho ăn vào buổi sáng từ 6-10 giờ, buổi chiều từ 17-20 giờ.

Hiện tượng cá ăn lẫn nhau đối với các chẽm thường xuất hiện khi cá bắt đầu ăn được artemi. Do đó, sau 10 ngày ương phải tiến hành phân cỡ lần đầu, tiếp theo đó cứ 7 ngày lại phân cỡ một lần để loại cá lớn nuôi riêng , có thể xuất bán cá cho cơ sở nuôi cá thịt. Dụng cụ phân cỡ là chậu là khay nhựa có kích cỡ lỗ khác nhau cho mỗi kỳ phân cỡ.

Chu kỳ ương kéo dài 30-35 ngày. Sau 35 ngày cá đạt kích thước 8-10 cm/con thì thu toàn bộ.

Tags: nuoi ca, ca chem, nuoi ca chem, ky thuat nuoi ca chem, ki thuat nuoi ca chem, cach nuoi ca chem


Related news

ky-thuat-nuoi-ca-chem-o-ha-tinh Kỹ thuật nuôi cá chẽm… phong-tri-mot-so-benh-thuong-gap-tren-ca-chem-nuoi-tham-canh Phòng trị một số bệnh…