Kỹ thuật xử lý vải thiều sớm
Thời tiết quyết định nhiều đến tỷ lệ đậu quả của cây vải.
Yếu tố quyết định nhiều nhất là thời tiết, đặc biệt cây vải thiều sớm thường nở hoa vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch nên hay gặp mưa phùn kéo dài dẫn đến vải không thể thụ phấn, làm giảm năng suất.
Vì vậy, các nhà vườn cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để tăng khả năng đậu quả như sau:
Đối với cây vải sớm, điều tiết cho cây nở hoa chậm lại từ 5 đến 10 ngày so với cây nở tự nhiên, tránh gặp mưa phùn giữa tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch, thông qua việc sử dụng phương pháp khoanh vỏ, hãm dinh dưỡng làm chậm quá trình phân hóa mầm hoa từ một đến ba lần (tùy vào khả năng sinh trưởng của cây).
Đối với cây vải phát triển bình thường, sau khi vải lộc đông ổn định vào tháng 11, các nhà vườn bắt đầu khoanh vỏ lần 1, sau đó từ cuối tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau tiếp tục khoanh vỏ lần 2 để kích thích mầm hoa.
Nếu năm nào mưa nhiều, lá xanh đậm cây có biểu hiện thừa dinh dưỡng, nhất là những cây vải trồng trên vùng đất thấp, đất bằng khó thoát nước, các nhà vườn phải xử lý lần 3 vào cuối tháng 1 để cây ra hoa tập trung vào đầu tháng 2.
Về phương pháp xử lý: Dùng dao sắc khoanh quanh vỏ cây chạm tới thân gỗ tạo thành vòng tròn hở để hạn chế dinh dưỡng lên lá và kích thích mầm hoa (cây vải sẽ ra hoa vào tháng 2 dương lịch và hoa nở chậm hơn từ 5 đến 10 ngày tránh được mưa phùn).
Lưu ý, sau khi khoanh vỏ lần cuối cần bón phân cân đối và đầy đủ để cây vải phát triển tốt, lượng phân bón bao gồm: 20% đạm + 30% kali (tính cho cây/vụ).
Cùng đó, phun thuốc phòng trừ sâu cắn dèo hoa bằng Bestox, Regant và bệnh sương mai bằng Dacolin, Rido mil, Zineb (liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì).
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao