Tin nông nghiệp Lâm Đồng hướng đến trung tâm rau, hoa châu Á

Lâm Đồng hướng đến trung tâm rau, hoa châu Á

Author Võ Khắc Dũng, publish date Friday. December 11th, 2015

Lợi thế lớn

Ông Phạm S cho biết, Lâm Đồng hiện có khoảng 40.000ha diện tích đất nông nghiệp được ứng dụng CNC – chiếm 15% diện tích đất canh tác nông nghiệp của cả tỉnh.

Trong 40.000ha ứng dụng CNC của Lâm Đồng, diện tích rau chiếm 11.887ha.

Nhiều diện tích cây trồng (trong đó đặc biệt là cây rau và hoa) của Lâm Đồng đã đạt mức doanh thu 500 triệu đến 2 tỷ đồng, nâng mức doanh thu sản xuất nông nghiệp bình quân của Lâm Đồng đạt 130 triệu đồng/ha/năm – cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước.

Theo ông Phạm S, cách đây hơn 10 năm, trong khi nhiều địa phương đang loay hoay đi tìm mô hình sản xuất mới trong canh tác nông nghiệp, thì Lâm Đồng đã mạnh dạn chuyển hướng sang sản xuất nông nghiệp CNC và lấy rau làm cây trồng thí điểm.

Chỉ vài năm sau, Lâm Đồng đã tạo được vùng rau sạch ở TP.

Đà Lạt với doanh thu cao gấp 3 đến 5 lần so với vùng rau canh tác theo kiểu cũ.

“Không chỉ cây rau, chúng tôi còn áp dụng cho cả nhiều loại cây trồng khác, nhất là cho những cây trồng đặc trưng và lợi thế của Lâm Đồng như hoa, chè, cà phê...”- ông S nói.

Vì mục tiêu số 1

" Hiện tại, sản phẩm rau Đà Lạt, Lâm Đồng đã có mặt ở nhiều nước “khó tính” trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia...

Đã có nhiều công ty lớn của Nhật Bản đến Đà Lạt hợp tác sản xuất các sản phẩm nông sản CNC. 

Không dừng lại ở sản xuất nông nghiệp CNC, mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp” với mục tiêu xây dựng Lâm Đồng thành khu vực sản xuất nông nghiệp giá trị cao hàng đầu châu Á.

Theo đó, Lâm Đồng đề ra 4 mục tiêu cụ thể, gồm: Xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp số 1 của Việt Nam; cụm sản xuất nông sản số một cho Nhật Bản; điểm du lịch nông nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp hàng đầu của khu vực Tây Nguyên.

Ông Nguyễn Công Thừa –  Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào Đà Lạt (một HTX kiểu mẫu về rau sạch của Lâm Đồng) – chia sẻ: “Nhà nông chúng tôi không còn quá ngỡ ngàng với làm nông nghiệp CNC.

Tuy nhiên, nếu được hỗ trợ, thêm từ nhà nước, sản phẩm nông nghiệp sạch của nhà vườn Đà Lạt, Lâm Đồng, trong đó có rau, hoa, càng có thêm cơ hội vươn xa nhờ các khâu tăng cường công tác quản lý giống, đẩy mạnh ứng dụng CNC, tăng cường công tác bảo vệ thực vật, tăng cường quản lý an toàn thực phẩm và mở rộng liên doanh, liên kết…”.

Ông Lê Văn Cường- Giám đốc Công ty Đà Lạt GAP (đơn vị đầu tiên được cấp chứng nhận GlobalGAP của Đà Lạt về sản xuất rau) cũng cho rằng: “Với nhà vườn sản xuất rau của Đà Lạt, vấn đề sản xuất nông nghiệp CNC xem ra không còn mới.

Bởi vậy, chúng tôi đặt rất nhiều kỳ vọng vào mô hình mới – mô hình tiếp cận đa ngành này”.

Theo ông Cường, phát triển rau hoa theo mô hình tiếp cận đa ngành, một trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp mang tầm bao quát phạm vi sản xuất của cả tỉnh Lâm Đồng sẽ ra đời và sẽ đóng vai trò đặc biệt trong quá trình nghiên cứu khoa học, sản xuất giống, phát triển công nghệ nông nghiệp… Từ đó, đưa Lâm Đồng, nhất là Đà Lạt thành trung tâm nông nghiệp không chỉ của cả nước, mà của cả châu Á. 


Related news

chan-tay-co-quap-van-thanh-trieu-phu-nho-ga Chân tay co quắp vẫn… du-bao-kho-han-lich-su-trong-mua-dong-xuan Dự báo khô hạn lịch…