Tin thủy sản Lào Cai triển vọng của ngành sản xuất giống thủy sản

Lào Cai triển vọng của ngành sản xuất giống thủy sản

Author THÚY PHƯỢNG, publish date Friday. June 3rd, 2016

Cũng như nhiều hộ nuôi cá khác, thời điểm này, bà Nguyễn Thị Dung, thôn Cốc Cái, xã Lùng Vai (Mường Khương, Lào Cai) đã hoàn thành công việc vệ sinh ao và thả cá vụ nuôi mới. Thế nhưng, năm nay, giá bán trên thị trường không cao, nên các hộ nuôi chưa thể thu hoạch lứa cá giống mới. Theo bà Dung, giá cá thịt không cao, trong khi thức ăn chăn nuôi và giá vật tư tăng, khiến người dân không mặn mà đầu tư nuôi cá. Điều này khiến cho việc tiêu thụ cá giống của gia đình tôi và các hộ khác trong xã rất khó khăn.

Theo thống kê, mỗi năm ngành thủy sản tỉnh sản xuất hơn 6.000 tấn cá giống, chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu cá giống, các trại giống thuộc Trung tâm Thủy sản tỉnh đã chủ động ương nuôi được gần 10 triệu con giống các loại. Nguồn cá giống cung ứng cho các hộ nuôi trong tỉnh thông qua hệ thống 16 điểm phân bố tại các huyện, thành phố. Những hộ dân có nhu cầu cá giống có thể liên hệ với các trạm khuyến nông địa phương, hoặc đến trực tiếp các điểm bán, các trại giống để đặt mua giống có nguồn gốc đảm bảo. Ngoài sản xuất phục vụ nhu cầu nuôi trong tỉnh, hệ thống các trại giống trên địa bàn có khả năng sản xuất với số lượng lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của các tỉnh lân cận nếu như thị trường được mở rộng. Hiện nay, một phần nhỏ sản lượng cá giống được sản xuất phục vụ các tỉnh như: Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Lai Châu… Trên thực tế, vẫn còn nhiều hộ nuôi thủy sản tự để giống hoặc mua giống trôi nổi trên thị trường, điều này khiến việc kiểm soát chất lượng, giám sát dịch, bệnh có nhiều khó khăn.

Hiện, số hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh đa phần theo hình thức nuôi quảng canh, tự nhân giống cá, rồi nuôi gối vụ. Tuy tiết kiệm được chi phí đầu vào, nhưng năng suất, sản lượng cá thương phẩm thấp, giá trị kinh tế không như mong muốn. Do người dân chưa thực sự quan tâm đến việc đầu tư con giống chất lượng, khiến ngành thủy sản gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Là hộ dân có kinh nghiệm nuôi cá nhiều năm nay, gia đình ông Trịnh Xuân Nguyên, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi từ nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh theo hình thức công nghiệp. Trước đây, gia đình ông Nguyên cũng tự ươm giống, cho cá đẻ rồi tách ra nuôi, nên bớt được chi phí đầu vào. Thế nhưng “lợi bất cập hại”, cá lớn không đồng đều hoặc chậm lớn, chết rải rác mà không rõ nguyên nhân. Khi ông Nguyên chuyển sang nuôi cá công nghiệp, cá lớn rất nhanh. Giờ đây, mỗi năm gia đình ông Nguyên thu lãi hơn 100 triệu đồng từ bán cá.

Ông Trần Minh Sáng, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh nhận định: Chất lượng con giống thủy sản có vai trò quyết định đến năng suất, hiệu quả của người nuôi. Con giống do Trung tâm Thủy sản tỉnh sản xuất đang khẳng định được uy tín trên thị trường trong và ngoài tỉnh, được người nuôi thủy sản biết đến thông qua việc tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ, mở rộng các điểm vệ tinh cung ứng giống. Theo kế hoạch của ngành thủy sản tỉnh, năm 2020, sản lượng cá thương phẩm đạt khoảng 10.000 tấn, với tổng giá trị đạt 520 tỷ đồng. Để thực hiện mục tiêu này, các trại giống trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật, làm chủ công nghệ sản xuất các loại cá truyền thống có chất lượng và cá quý hiếm, đặc hữu của địa phương. Hiện, các trại giống thuộc Trung tâm Thủy sản tỉnh đã sản xuất và cung ứng ra thị trường các loại cá giống đại trà như: Chép lai, rô phi đơn tính, trắm cỏ, lăng chấm, chiên…

Theo thống kê, mỗi năm ngành thủy sản tỉnh sản xuất hơn 6.000 tấn cá giống, chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu cá giống, các trại thuộc Trung tâm Thủy sản tỉnh đã chủ động ương nuôi được gần 10 triệu con giống các loại.


Related news

ngu-dan-trieu-do-o-tien-don-hoang-sa Ngư dân triệu đô ở… nguoi-nuoi-ngao-ngao-ngan Người nuôi ngao... ngao ngán