Mô hình kinh tế Lợi lớn từ liên kết sản xuất cá tra

Lợi lớn từ liên kết sản xuất cá tra

Author CHÚC LY - HUỲNH XÂY, publish date Monday. January 4th, 2016

Trước đây, mặc dù gia đình ông Tâm có 5.000 m2 diện tích đất vườn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thường thiếu trước hụt sau.

Đến năm 2000, phong trào nuôi cá tra ở một số nơi rầm rộ đã thôi thúc ông Tâm phải chuyển cách làm ăn.

“Tôi đã đào và thả nuôi được 3ha diện tích mặt nước.

Lúc ấy không đủ vốn, tôi phải mượn của dòng họ và vay ngân hàng.

Hai năm đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không lời nhiều…” - ông Tâm nhớ lại.Ông Tâm kể, sau vài năm thả nuôi, cũng như nhiều nông dân nuôi cá tra khác, năm 2004 ông lỗ gần 200 triệu đồng vì khó khăn chung của thị trường xuất khẩu.

Lúc này, ông Tâm tưởng đã không gượng dậy nổi vì gia đình có ít vốn.

Qua tìm hiểu từ ngành chức năng địa phương và phương tiện thông tin đại chúng, ông Tâm hiểu ra, để có lời trong nuôi cá tra thì trước hết phải giảm được chi phí trong quá trình nuôi và cải tiến kỹ thuật nuôi.

Ngoài ra, phải chủ động được con giống, vật tư đầu vào và đầu ra sản phẩm.

Vì vậy, ông Tâm đã chủ động tìm doanh nghiệp để liên kết, hợp tác.

Đến năm 2008, ông đã ký hợp đồng được với Công ty cổ phần Thủy sản Hùng Vương.

Theo đó, phía công ty sẽ cung cấp thức ăn và khoán chi phí (nuôi cá giống, thuốc trị bệnh, công nuôi...).

Còn phía ông thì đổi mới kỹ thuật nuôi, tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó hưởng giá trị trên sản lượng cùng phần chi phí tiết kiệm được trong quá trình nuôi.

Nhờ sự hỗ trợ từ phía Công ty Thủy sản Hùng Vương và sự quyết tâm của bản thân, cá tra ông Tâm nuôi luôn phát triển tốt.

“Tôi đã liên tục thắng lợi và thu lời qua các vụ nuôi, đời sống ngày càng khá giả.

Hiện tôi có đến 15 ao cá tra, sản lượng ước đạt 4.000-5.000 tấn/năm.

Sau khi trừ chi phí, tôi có thể lãi từ 5-6 tỷ đồng.

Mô hình liên kết này giúp tôi việc tiêu thụ cá tra dễ dàng, không có chuyện ép giá” - ông Tâm khoe.

Ông Tâm còn chủ động tìm đến Công ty Thủy sản Hùng Vương để nhận làm thêm dịch vụ vận chuyển thức ăn thủy sản.

Hiện ông có 12 ghe (mỗi chiếc có trọng tải từ 100-150 tấn), mỗi tháng ông vận chuyển khoảng 7.000 tấn thức ăn cho khắp các địa phương lân cận, sau khi trừ chi phí, ông lãi hơn 150 triệu đồng.

Ông Tâm cho biết, ngoài diện tích nuôi cá tra, ông còn mua thêm 8ha đất vườn để trồng nhãn, xoài, cam… cho lợi nhuận trên 500 triệu đồng/năm.

  Ông Hà Tấn Tâm đã nhiều lần được UBND TP.Cần Thơ và quận Ô Môn khen thưởng.

Từ 2008 -2014, ông được công nhận “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư”.


Related news

ty-phu-cay-ngu-that-cuu-qua-khong-he-giau-bi-quyet Tỷ phú cây ngũ-thất-cửu quả… khom-phung-khom-son-khoe-sac Khóm phụng, khóm son khoe…