Nuôi lợn (Heo) Lợn thực sự có điều muốn nói qua tiếng kêu ủn ỉn

Lợn thực sự có điều muốn nói qua tiếng kêu ủn ỉn

Author Thanh Vân (Theo ScienceDaily) - Sở KHCN Đồng Nai, publish date Monday. October 15th, 2018

Tiếng ủn ỉn của lợn khác nhau tùy theo cá tính của lợn và có thể truyền đạt thông tin quan trọng về sự khỏe mạnh của loài có tính xã hội cao này, theo một nghiên cứu mới phát hiện.

Các nhà khoa học chuyên về hành vi và sức khỏe động vật đã nghĩ ra một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa tính cách và tốc độ kêu ủn ỉn ở lợn. Họ cũng tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện chất lượng sống khác nhau đến tiếng kêu này.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Lincoln, Vương quốc Anh, và trường đại học Queens Belfast.

Nghiên cứu bao gồm 72 con lợn đực và cái vừa mới lớn. Một nửa được nuôi trong chuồng ‘màu mỡ” rộng rãi có chỗ nằm lót rơm, trong khi nửa còn lại được nuôi trong chuồng ‘cằn cỗi’ với sàn bê tông được lót một phần bằng các thanh gỗ mỏng, theo yêu cầu của Anh.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, những con lợn có tính cách chủ động hơn thì có tiếng kêu ủn ỉn với tốc độ cao hơn so với con lợn có sự phản ứng mạnh hơn. Ảnh: © dusanpetkovic1 / Fotolia

Để có được số đo về tính cánh của lợn, các nhà nghiên cứu đã tiến hành hai bài kiểm tra: một bài kiểm tra về cách ly xã hội và một bài kiểm tra về đối tượng mới lạ. Mỗi con lợn có ba phút bị cô lập xã hội, và năm phút trong một chiếc chuồng có một chiếc xô lớn màu trắng hoặc một hình nón giao thông màu cam mà chúng chưa từng gặp trước đây. Hành vi của chúng, bao gồm cả tiếng kêu, được quan sát. 2 bài kiểm tra này được lặp lại hai tuần sau đó, cho phép các nhà nghiên cứu xác định xem những con lợn có phản ứng lặp lại  hay không.

Họ cũng ghi lại tần số của tiếng kêu của lợn bằng cách đếm số lượng ủn ỉn chúng tạo ra trong mỗi phút của bài kiểm tra, và nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường có chất lượng khác nhau đến các âm thanh được tạo ra.

Nghiên cứu cho thấy, lợn với tính cách chủ động hơn tạo ra tiếng ủn ỉn với một tốc độ nhanh hơn so với lợn có phản ứng mạnh hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng lợn đực (chứ không phải lợn cái) nuôi trong điều kiện chất lượng thấp thì phát ra tiếng ủn ỉn ít hơn so với những con lợn đực được nuôi trong môi trường màu mỡ, một việc cho thấy sự nhạy cảm cao hơn ở lợn đực đối với các yếu tố môi trường.

Các kết quả cũng thêm vào bằng chứng cho thấy, tín hiệu âm thanh cho thấy cá tính ở lợn. Những phát hiện này cho thấy, cần phải ghi nhớ về tính cách khi sử dụng tiếng kêu làm số đo về tình trạng sức khỏe của lợn.

Nhà nghiên cứu chính, Tiến sĩ Lisa Collins, một chuyên gia về sức khỏe, hành vi và dịch tễ học động vật tại Trường Khoa học Đời sống tại Đại học Lincoln, cho biết: “Lợn là một loài có tính xã hội cao và có tiếng kêu sử dụng tín hiệu âm thanh theo nhiều cách; duy trì liên lạc với các thành viên khác trong nhóm trong khi tìm kiếm thức ăn, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, hoặc để báo hiệu rằng chúng đang đau khổ.

“Âm thanh chúng tạo ra truyền tải một loạt các thông tin như trạng thái cảm xúc, động lực và sinh lý của chúng. Ví dụ như, tiếng éc éc được tạo ra khi lợn cảm thấy sợ hãi, và có thể cảnh báo cho những người khác về tình hình của chúng. Tiếng ủn ỉn xảy ra trong mọi hoàn cảnh, nhưng là điển hình của việc tìm kiếm thức ăn để cho các thành viên khác của nhóm biết chúng đang ở đâu.”


Related news

nghien-cuu-ve-vi-rut-cum-o-lon Nghiên cứu về vi-rút cúm… benh-ped-gay-tieu-chay-tren-heo-va-cach-xu-ly Bệnh PED gây tiêu chảy…